Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày là hai bệnh khá phổ biến ở dạ dày. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và cách phân biệt 2 bệnh này dựa trên triệu chứng qua bài viết dưới đây.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến dạ dày ngày càng tăng ở các nước đang phát triển bài phát triển. Bài viết này sẽ trình bày một số thông tin về bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày, chỉ cho bạn cách phân biệt 2 loại bệnh này.
Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) hay gọi ngắn gọn là trào ngược dạ dày, trào ngược axit. Bệnh xảy ra khi dịch dạ dày đi ngược lên thực quản, hầu họng với tần suất tăng dần và gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. GERD là bệnh phổ biến nhất ở đường tiêu hóa.
Triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng và trào ngược axit xuất hiện trong vài giây đến vài phút:
Bên cạnh đó, bệnh kèm theo một số triệu chứng không điển hình như đầy hơi, buồn nôn và nôn sau khi ăn, đau ngực, cảm giác có cái gì vướng trong cổ họng. Nếu axit trào ngược lên hầu họng có thể gây kích ứng niêm mạc họng và gây viêm họng, hen suyễn, ho khan, khàn giọng, đau họng,...
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do dạ dày nằm ngang nên có thể bị trào ngược với các triệu chứng bao gồm nôn ói nhiều lần sau khi bú, chậm lớn, ho mãn tính, hen suyễn về đêm, viêm phổi mãn tính,… Thậm chí, một số trẻ nhỏ còn bị ngưng thở khi ngủ.
Nguyên nhân gây trào ngược bao gồm:
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do axit dạ dày ăn mòn. Bệnh được biểu hiện với các triệu chứng điển hình là đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm loét dạ dày, bạn có thể đau âm ỉ hoặc đau rát. Cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện trong vòng 1 giờ sau bữa ăn hoặc khi quá đói và giảm dần sau 1 đến 2 giờ. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng không điển hình như buồn nôn, ợ nóng, chán ăn, đầy hơi, khó thở, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn ra máu,... Một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc có thể gặp các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa trên, thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày.
Có 2 nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày bao gồm:
Ngoài ra, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng góp phần tăng nguy cơ viêm loét dạ dày như ăn thực phẩm nhiều muối, hút thuốc, uống rượu bia quá mức, căng thẳng thường xuyên,... Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và yếu tố hủy hoại của axit dịch vị, dẫn đến tổn thương niêm mạc do axit dạ dày gây ra.
Theo thống kê, GERD phổ biến hơn so với bệnh viêm loét dạ dày và hầu hết những người bị GERD sẽ không bị loét. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người có thể vừa bị loét và GERD cùng một lúc.
Vì nguồn gốc của 2 bệnh đều xuất phát từ dạ dày nên sẽ có một số triệu chứng giống nhau như:
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể trùng lặp giữa 2 bệnh như lối sống không lành mạnh, chế độ ăn, hút thuốc, uống rượu bia và căng thẳng.
Mặc dù có sự trùng lặp giữa GERD và viêm loét dạ dày nhưng vẫn có một số khác biệt quan trọng giữa 2 bệnh:
Trào ngược dạ dày | Viêm loét dạ dày |
Bệnh gây hậu quả chủ yếu ở thực quản và hầu họng. | Bệnh thường là vấn đề ở dạ dày hoặc ruột. |
Cơn đau rát lan tỏa lên ngực hay gọi là ợ nóng. Cơn đau có thể kéo dài vài giây đến vài phút | Cơn đau tập trung ở vùng bụng trên rốn, không lan tỏa lên ngực. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. |
GERD có thể gây khó nuốt, ho, khàn tiếng, khởi phát hen. | Viêm loét không gây khó nuốt, ho, khàn tiếng, khởi phát hen. |
Axit trào lên thực quản sẽ kích thích lớp niêm mạc | Axit trong dạ dày sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày. |
GERD thường không gây xuất huyết. Trừ khi gây loét thực quản nặng. | Loét dạ dày có thể xuất huyết dạ dày, biểu hiện qua việc nôn ra máu, phân đen, mệt mỏi, khó thở hoặc suy nhược (do chảy máu kéo dài gây thiếu máu). |
Thuốc điều trị GERD bao gồm: Thuốc kháng axit (Chính) +/- Thuốc PPI +/- Thuốc kháng histamin H2. | Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori thì phác đồ điều trị bao gồm: Thuốc kháng sinh + Thuốc bảo vệ dạ dày + Thuốc PPI +/- Thuốc kháng histamin H2. |
Tóm lại, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày là một trong những bệnh phổ biến của đường tiêu hóa liên quan đến axit. Trong đó, trào ngược dạ dày phổ biến hơn viêm loét dạ dày. Giữa hai bệnh có một vài sự giống nhau nhưng mỗi loại có điểm đặc trưng của mình. Hy vọng bài viết bài hữu ích với bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.