Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị hở?

Ngày 29/09/2022
Kích thước chữ

Có khoảng 96% phụ nữ sau khi sinh phải đối mặt với hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị hở. Mặc dù hiện tượng này không hiếm gặp nhưng nếu như không biết cách chăm sóc kỹ thì chị em sẽ dễ bị mắc bệnh viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung hoặc một số loại bệnh viêm nhiễm trùng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Chị em phụ nữ sau khi sinh thường không chỉ phải đối diện với những cơn đau của chuyển dạ mà còn phải đứng trước nguy cơ vết khâu tầng sinh môn bị hở. Hiện tượng này khiến cho các mẹ sau khi sinh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về vết khâu tầng sinh môn bị hở qua bài viết dưới đây nhé.

Vì sao xảy ra hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị hở?

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở xảy ra khá phổ biến do sự chèn ép của đầu em bé khi cố gắng chui ra bên ngoài. Cũng tương tự như các vết thương ở vị trí khác trên cơ thể, vết khâu tầng sinh môn bị hở sẽ cần một khoảng thời gian từ 7-10 ngày để phục hồi, lúc này các mẹ sẽ phải chịu đau trong khoảng thời gian này.

Nếu như sản phụ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở cẩn thận cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có ít nguy cơ gặp phải biến chứng sau sinh. Hiện nay, để sản phụ cảm thấy thuận tiện hơn thì không cần phải cắt chỉ mà các bác sĩ sẽ sử dụng các loại chỉ tự tiêu để có thể khâu tầng sinh môn.

Tuy nhiên, không phải sản phụ nào cũng sẽ gặp thuận lợi trong quá trình vết khâu tầng sinh môn. Có một số trường hợp bị rách là do:

  • Vệ sinh vùng kín, tầng sinh môn không sạch sẽ khiến cho vết thương không thể nhanh chóng phục hồi.
  • Các mô mới tại tầng sinh môn bị yếu dần sau quá trình khâu lại nên dễ bị tổn thương, khiến cho các chỉ khâu trở nên lỏng lẻo, đứt rời.
  • Thói quen sinh hoạt không đúng như bế con sai tư thế, đi lại nhiều, hay ngồi lệch sang một bên,...

Xem thêm bài: Vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị hở? 1 Vết khâu tầng sinh môn bị hở cần thời gian 1 tháng để hồi phục và lành lại

Dấu hiệu nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị hở

Khi vết khâu tầng sinh môn bị hở, sản phụ sẽ thấy xuất hiện một vài dấu hiệu sau:

  • Đau bụng vùng dưới.
  • Không thể kiểm soát bệnh trung tiện.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Chảy nhiều máu hoặc xuất hiện cục máu đông.
  • Vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ, nhiễm trùng, khó chịu, ngứa ngáy,...
  • Đau và nóng rát tại vùng khâu tầng sinh môn, nhất là khi đi tiểu.
Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị hở? 2 Các mẹ bị sốt hoặc ớn lạnh có thể là do vết khâu tầng sinh môn bị hở

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở

Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách

Việc giữ gìn cho vết khâu được sạch sẽ chính là nguyên tắc hàng đầu để hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố độc hại. Vì vậy, các chị em phụ nữ sau khi sinh tuyệt đối không nên chủ quan, lơ là và coi nhẹ vấn đề vệ sinh này nhé.

Cách vệ sinh đúng cách như sau:

  • Làm sạch vết khâu 3 lần/ngày bằng cách sử dụng chất tẩy rửa có độ pH từ 3 - 4,5.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện, nên sử dụng nước ấm từ 35 - 40 độ để rửa.
  • Thực hiện các bước làm sạch nhẹ nhàng, không nên xịt rửa quá mạnh để tránh làm cho vết khâu bị rách.
  • Sau khi tắm xong nên lau khô vùng kín, “vùng cấm địa”.
  • Mặc quần lót sạch, thoáng khí, không chật để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và tích tụ bên trong.
  • Không nên sử dụng kem dưỡng hoặc các sản phẩm chăm sóc vùng kín trong khoảng thời gian này.
  • Nên thay băng vệ sinh 4h/lần và kiểm tra xem vết khâu có đang bị chảy máu hay không.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Tầng sinh môn là một vị trí nhạy cảm, rất dễ bị chà xát hoặc tổn thương khi sản phụ đi lại hoặc mặc quần áo. Vì vậy, trước khi vết thương tầng sinh môn phục hồi hẳn thì sản phụ nên hạn chế đi lại, không nên vận động hoặc bê đồ nặng. Điều này sẽ giúp cho chị em không phải chịu đựng cơn đau nhức mà còn nhanh chóng phục hồi vết thương.

Không chỉ vậy, các mẹ cũng không nên duy trì nằm một tư thế quá lâu vì điều này có thể làm cho máu không được lưu thông và dễ gây ra nhiễm trùng vùng kín. Các mẹ có thể di chuyển đi lại nhẹ nhàng hoặc chuyển đổi tư thế nằm đa dạng để giúp cho máu được lưu thông và vết thương mau lành.

Tìm hiểu: Tư thế nằm sau khi sinh tốt cho vết khâu tầng sinh môn

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị hở? 3 Sản phụ nên nghỉ ngơi đầy đủ để vết thương nhanh chóng lành lại

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ngoài việc phải vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi hợp lý thì có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình cơ thể được nhanh chóng phục hồi lại. Các mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung vitamin A, D, K từ trái cây như đu đủ, cam, cà rốt,... để hạn chế bệnh viêm nhiễm xảy ra.
  • Bổ sung đạm để thúc đẩy mô mới nhanh chóng hình thành như bơ, cá hồi, sữa chua,...
  • Nạp chất béo lành mạnh từ gan cá, quả óc chó hoặc dầu oliu để nâng cao phản ứng cho hệ miễn dịch.
  • Bổ sung cho cơ thể một số loại thực phẩm nâng cao chất lượng sức khỏe cho hệ tuần hoàn như đậu phộng, khoai tây, bí ngô,...
  • Uống đủ lượng cho cơ thể, từ 1,5 - 2l/ngày.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh xa một số loại thực phẩm như:

  • Gây dị ứng: Tôm, đồ nếp, thịt gà,...
  • Gây sẹo: Rau muống, thịt bò, thịt dê,...
  • Gây tích tụ máu: Rượu, nước dừa, rau má,...

Hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị hở tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu như sản phụ để tình trạng bệnh diễn ra quá lâu thì sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nhà thuốc Long Châu khuyên chị em phụ nữ không nên chủ quan mà hãy chủ động đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra những hướng giải quyết để giúp cho vết khâu được nhanh chóng lành lại.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin