Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật sản khoa rất phổ biến dành cho những sản phụ sinh thường và sinh con so đầu lòng hiện nay. Phương pháp này có thể hỗ trợ thai phụ, giúp việc “vượt cạn” diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không ít các mẹ bỉm gặp phải tình trạng bị mưng mủ tại vết rạch tầng sinh môn. Hãy cùng làm rõ vấn đề này cùng chúng tôi nhé!
Tầng sinh môn đối với phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và cả khi sinh con. Hầu hết các sản phụ sinh thường đều rạch tầng sinh môn. Bởi lúc này, âm hộ của sản phụ thường còn rất săn chắc đồng thời khả năng giãn nở kém. Khi đầu của thai nhi chuẩn bị chui ra ngoài, lúc này để tránh trường hợp thai nhi bị ngạt cũng như giúp quá trình sinh nở được suôn sẻ, bác sĩ và hộ sinh thường rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn và khâu lại sau khi sản phụ “vượt cạn” thành công.
Tình trạng vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ được xem là tai biến thường gặp do nhiễm khuẩn tầng sinh môn sau sinh. Tuy nhiên, sản phụ cần cảnh giác trước các triệu chứng cảnh báo tình trạng nhiễm trùng sau sinh nhằm can thiệp kịp thời và tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Tất cả các vi khuẩn thông thường như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí và trực khuẩn Coli... đều có thể tấn công và gây nhiễm khuẩn vết rạch tầng sinh môn sau sinh. Chúng thường xuyên có mặt ở trong môi trường và “chờ đợi” khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công, xâm nhập cơ thể thông qua các tổn thương và vết thương hở như vết rạch tầng sinh môn hoặc vùng rau bám ở đáy của tử cung.
Mức độ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, mưng mủ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào các yếu tố như: Tình trạng sức khỏe, đề kháng của sản phụ, độc tính của các loại vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của chúng.
Việc chăm sóc tầng sinh môn sau khi sinh được đánh giá là bước rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn cho việc phụ hồi sức khỏe sau sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các sản phụ sau khi khâu tầng sinh môn có dấu hiệu mưng mủ với những nguyên nhân sau đây:
Không những thế, các yếu tố làm tăng nguy cơ mưng mủ vết rạch tầng sinh môn sau sinh được kể đến như:
Khi vết khâu tầng sinh môn khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Trong một số ít tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, đau nhức tại vết khâu, mưng mủ diễn ra nhiều và vết khâu nề đỏ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh kháng viêm và loại thuốc này an toàn đối với những mẹ bỉm cho con bú bằng sữa mẹ. Sau đó, bác sĩ sẽ để hở vết khâu tầng sinh môn từ 5 đến 7 ngày. Lúc này nếu vết khâu khi có tiến triển, đáp ứng thuốc kháng sinh tốt, vết khâu sẽ liền và đẹp. Trong trường hợp vết khâu không có dấu hiệu liền lại, bác sĩ sẽ tiến hành khâu phục hồi tầng sinh môn.
Tuy nhiên, đối với những vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng, mưng mủ nhẹ và được phát hiện sớm, đều có thể được xử lý an toàn tại nhà như sau:
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc về vấn đề vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ là do đâu mà bạn đọc có thể tham khảo. Sau khi sinh là khoảng thời gian mẹ bỉm cần được chăm sóc từ tinh thần lẫn thể chất. Do đó, ngoài giữ tâm trạng luôn vui vẻ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, việc vệ sinh sạch sẽ vết rạch tầng sinh môn giúp cho việc hạn chế tình trạng mưng mủ và giúp vết thương chóng lành hơn.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.