Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời là những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm tai, nhưng không biết là viêm tai ngoài hay viêm tai giữa. Hôm nay chúng ta hãy cùng phân biệt bệnh viêm tai ngoài và viêm tai giữa ở trẻ để có những cách trị liệu phụ hợp nhé.
Tai là bộ phận vô cùng quan trọng và dễ bị tổn thương, nhất là ở trẻ nhỏ. Hai bệnh thường thấy nhất ở tai đó là bệnh viêm tai ngoài và viêm tai giữa, với khá nhiều triệu chứng giống nhau khiến ba mẹ dễ nhầm lẫn. Bài viết chia sẻ 3 cách phân biệt bệnh viêm tai ngoài và viêm tai giữa giúp mẹ dễ dàng trong việc điều trị đúng cách khi trẻ bị viêm tai.
Tai ngoài là bộ phận bên ngoài tai cho đến vách của màng nhĩ. Đây là một bộ phận không giữ những chức năng nghe của tai nhưng nó đóng vai trò bảo vệ do màng nhĩ và phần tai trong. Bệnh viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm màng tai ngoài, viêm ống tai ngoài.
Đây là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng da ở ống tai ngoài do nước vô tai, bị côn trùng lọt vào tai, ngoáy tai sai cách… Vết thương tai ngoài bị viêm sau khoảng vài ngoài nếu không chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện dịch vàng khiến ống tai ngoài ứ đọng nước, ù tai nghe kém. Nếu để lâu không chữa trị thì vi khuẩn gây bệnh có điều trị phát triển có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa, hoặc nặng hơn là bít tắc ống tai, mất thính lực.
Bệnh viêm tai ngoài có thể dễ dàng chữa khỏi bằng cách chữa lành những tổn thương bên ngoài tai, tuy nhiên nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm thính lực, xảy ra hiện tượng ù tai, thậm chí điếc tai.
Trẻ em thường bị viêm tai ngoài có thể do ngoáy tai quá mạnh, gãi tai, té ngã, tuy nhiên nếu ba mẹ không để ý có thể dễ nhầm lẫn với bệnh viêm tai giữa, từ đó có những cách chữa bệnh không phù hợp. Vì vậy ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những điểm khác nhau giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa ở trẻ.
Trẻ bị viêm tai ngoài thường có những biểu hiện như đau tai, thường xuyên chạm vào tai để gãi ngứa. Vào ban đêm cơn đau tai thường tái phát mạnh khiến trẻ đau đớn và không ngủ được, quấy khóc nhiều. Vì vậy ba mẹ dễ nhầm lẫn rằng trẻ bị viêm tai giữa nhưng thực chất hai bệnh này có nhiều dấu hiệu khác nhau mà mẹ có thể nhận biết như:
Viêm tai ngoài thường dẫn đến tình trạng vành tai bị sưng đỏ, da ống tai bị nề đỏ và trong ống tai có chứa những chất dịch vàng do tình trạng viêm nhiễm có thể đã xuất hiện 1 vài ngày. Bên trong vành tai vùng có thể nhìn thấy được mẹ sẽ thấy nhiều mụn loét nhỏ, nóng và có mủ do những tổn thương ở tai.
Viêm tai giữa: trẻ em đau tai dữ dội, ngay cả khi nằm cũng rất đau nhưng khi nhìn vào tai mẹ không thấy những tổn thương, vành tai cũng hoàn toàn lành lặn. Tuy nhiên mẹ sẽ thường xuyên thấy những tai trẻ bị chảy mủ từ sâu bên trong sau đó thoát ra ngoài ống tai.
Trẻ bị viêm tai ngoài thường bị ù tai, nghe kém nhưng sức khỏe vẫn bình thường và không bị ảnh hưởng nhiều. Trẻ không sốt và vẫn ăn uống bình thường trong giai đoạn đầu bị viêm tai ngoài, tuy nhiên nếu để tình trạng chuyển biến nặng thì có thể hình thành những bệnh lý khác với nhiều dấu hiệu phức tạp hơn.
Còn đối với trẻ bị viêm tai giữa, ngay giai đoạn đầu của bệnh thường xảy ra tình trạng nôn ói đi kèm, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Ngoài ra trẻ sốt cao trên 39 độ, người lừ đừ mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
Vi hệ thống tai mũi họng là một tổ hợp hoàn chỉnh nên việc viêm tai dù ngoài hay trong đều dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Đối với bệnh viêm tai ngoài nếu không điều trị kịp thời trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu nặng hơn như tai ngứa khiến trẻ đau dữ dội, những chất lỏng không màu liên tục chảy ra, bệnh nhân xuất hiện sốt và chóng mặt thường xuyên, thị lực giảm mạnh, kém phản ứng với âm thanh.
Trẻ bị viêm tai giữa khi chuyển biến nặng sẽ xuất hiện những dấu hiệu trông rất bình thường nhưng lại rất nguy hiểm: trẻ đỡ sốt, không còn đau tai nữa và cơ thể không còn xuất hiện những rối loạn như quấy khóc vào ban đêm, rối loạn tiêu hóa và sốt cao. Thay vào đó trẻ sẽ sinh hoạt bình thường, ăn được ngủ được tuy nhiên mủ tai vẫn không ngừng chảy ra.
Lúc này nếu ba mẹ không biết sẽ tưởng bé đã bắt đầu hồi phục, tuy nhiên đây là diễn biến mãn tính của bệnh viêm tai giữa, lúc này màng tai bị thủng nên mủ không ngừng chảy ra biến thành viêm tai giữa mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Theo những thông tin trên thì bạn có thể nhận thấy rằng bệnh viêm tai giữa nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh viêm tai ngoài, nên cần được điều trị cẩn thận hơn. Khi thấy bất kì những dấu hiệu nào của bệnh viêm tai thì mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng cách.
Trúc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...