Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm và cảm lạnh thường bị lầm là một bởi chúng có một số triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì hai căn bệnh này có tính chất rất khác biệt mà mọi người nên nắm bắt.
Cảm cúm và cảm lạnh là căn bệnh không còn xa lạ gì với hầu hết mọi người. Cả hai căn bệnh này gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và do virus gây nên. Tuy nhiên ngoài một số triệu chứng ban đầu khá tương quan thì thực chất cảm cúm hay cảm lạnh ảnh hưởng đến cơ thể một cách riêng biệt. Vậy chúng khác nhau ra sao? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn.
Cảm cúm và cảm lạnh thường có những biểu hiện khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là một số thông tin cụ thể giúp bạn có thể phân biệt được hai căn bệnh này:
Cảm lạnh là bệnh sẽ gây nhiễm trùng hô hấp và bệnh này được cho là do khoảng hơn 200 loại virus khác nhau xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi và phát triển gây nên bệnh cảm lạnh. Loại virus gây bệnh thường gặp nhất là Rhinovirus.
Các triệu chứng hay gặp ở bệnh lá ho, hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi. Nếu mắc bệnh mức độ nặng hơn thì người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết.
Khi mắc cảm lạnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống các loại thuốc giảm đau, chống viêm để giảm các triệu chứng nghẹt mũi hay đau đầu. Đặc biệt khi bị cảm lạnh cần liên tục cấp nước và khoáng chất cho cơ thể để nhanh chóng hồi phục. Rất nhiều người lựa chọn tự điều trị cảm lạnh tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh không thuyên giảm sau một tuần như vẫn bị sốt cao, viêm xoang, đau rát cổ họng thì phải đến bác sĩ thăm khám.
Cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh do virus gây nên nhưng với cảm cúm thì bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp bởi virus nhóm A, B, C. Các triệu chứng cảm cúm như ho, hắt xì, nghẹt mũi, đau nhức đầu và cơ thể mệt mỏi rất giống với bị cảm lạnh nhưng chúng sẽ nặng hơn so với cảm lạnh. Với trẻ em mắc cảm cúm có thể bị buồn nôn.
Để khắc phục các triệu chứng do cảm cúm gây ra, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân uống ibuprofen hay Acetaminophen. Một số loại thuốc ngăn ngừa nguy cơ viêm phổi cũng được tích cực đưa vào chữa trị. Với cảm cúm, các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh và rất dễ bị viêm phổi nếu để quá nặng, vậy nên sau 48 giờ chữa cảm cúm tại nhà mà không thấy tiến triển tốt thì phải đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh truyền nhiễm, dễ lây cho mọi người xung quanh nên khi chăm sóc cho người bệnh, người thân phải hết sức cẩn thận. Nguyên tắc chăm sóc người cảm cúm rất đơn giản: Chữa trị để người bệnh thuyên giảm các triệu chứng và không để bị lây nhiễm cảm cúm cho bản thân.
Nếu có người trong gia đình bị cảm cúm, trước tiên hãy cách ly bệnh nhân, tránh xa người già hay trẻ nhỏ bởi đây là đối tượng có sức đề kháng kém, dễ lây bệnh. Lúc này người bệnh nên ở riêng trong phòng, đeo khẩu trang y tế và che miệng mỗi khi ho, hắt hơi.
Tạo điều kiện cho người bị cảm cúm ở nơi thông thoáng khí, tuyệt đối không nằm phòng máy lạnh bởi các triệu chứng khản cổ, hay khàn tiếng sẽ nặng hơn. Luôn cho người bệnh uống vitamin C, thuốc hạ sốt nếu đang bị sốt cao. Có thể nhỏ mũi sát khuẩn và uống nước ấm mỗi ngày.
Người mắc bệnh cúm nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và nhiều nước. Cháo, canh hầm, súp là những món ăn phù hợp lúc này. Nếu tích cực uống thuốc, bù nước và điện giải cho người bệnh mà không thấy hiệu quả thì hãy đưa ngay bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ.
Đặc biệt người chăm sóc bệnh nhân cảm cúm phải tích cực ăn nhiều trái cây như cam, quýt, để tăng cường sức đề kháng, ngăn tình trạng bị lây nhiễm. Đồ dùng của người cảm cúm nên tách riêng để giặt. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân cảm cúm để ngăn sự phát triển của virus cảm.
Cảm cúm và cảm lạnh đều có những triệu chứng tương đồng và cách điều trị chung là giảm các triệu chứng bệnh và tăng cường bù nước và điện giải cho cơ thể. Khi chăm sóc người cảm lạnh cũng tương tự, người nhà phải cách ly người cảm lạnh khỏi nơi đông người cũng như bảo vệ bản thân khỏi nhiễm bệnh.
Bên cạnh cho người bị cảm lạnh tích cực uống thuốc hạ sốt, thuốc ho, giảm đau hay xịt mũi thì cần khuyến khích người bệnh uống nước thường xuyên. Các loại nước như nước ấm, nước dừa, nước trà ấm, nước chanh mật ong rất tốt cho người bị cảm lạnh. Với dinh dưỡng thì tương tự người bị cảm cúm, mắc cảm lạnh nên ăn cháo, súp lỏng.
Có một số phương pháp dân gian có thể điều trị cảm lạnh hiệu quả. Đó là xông người với nước sả, gừng, chanh hay bưởi. Lúc này cơ thể sẽ được làm nóng lên và tăng tiết mồ hôi ra ngoài làm cơn sốt nhanh chóng hạ xuống cũng như mũi đỡ bị nghẹt hơn.
Trong quá trình chăm sóc người bị cảm lạnh, hãy đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ, khử trùng các đồ dùng trong nhà. Đặc biệt luôn theo dõi sát sao tình trạng bệnh của người bị cảm bởi nếu thấy bệnh không tiến triển tốt thì phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay.
Trên đây là những chia sẻ về cảm cúm và cảm lạnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đến bạn trong việc chủ động phòng ngừa và điều trị hai căn bệnh này nếu không may mắc phải. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe nhé!
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.