Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính là 2 bệnh lý về phổi có nhiều đặc điểm tương đồng, dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán. Vậy làm thế nào để phân biệt lao phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính để chẩn đoán và điều trị chính xác nhất?
Bệnh lao phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD do có nhiều đặc điểm giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh. Từ đó điều trị sai cách, khiến bệnh tình không thuyên giảm, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn.
Lao phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính có nhiều đặc điểm giống nhau nên dễ nhầm lẫn
Nguyên nhân gây bệnh là một trong những cách được áp dụng để phân biệt lao phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Lao phổi là bệnh lý liên quan đến phổi di trực khuẩn lao gây ra. Bệnh lý này được xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi nó có thể truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, chủ yếu thông qua đường hô hấp.
Bệnh lao phổi thường có những biểu hiện bán cấp, tức là không có diễn tiến cấp tính như một số bệnh như viêm phổi, viêm phế quản,… nhưng cũng không trở thành bệnh lý mãn tính như tiểu đường, suy tim, bênh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao gây ra
Nếu như lao phổi có nguyên nhân chính là trực khuẩn lao, 80 – 90% người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguyên nhân gây bệnh liên quan tới thuốc lá, trong đó 15 – 20% người hút thuốc mắc bệnh.
Trong khi lao phổi là bệnh lý có biểu hiện bán cấp thì phổi tắc nghẽn mãn tính, như tên gọi của nó, thuần là bệnh lý mãn tính với nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố bên ngoài gây ra như thuốc lá, thuốc lào và các yếu tố ô nhiễm môi trường gây ra.
Mặc dù, phần đa các triệu chứng của 2 bệnh này có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng khác biệt.
Khi mắc phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh sẽ mắc phải một số biểu hiện như:
Những triệu chứng như ho khạc đờm, ho khan dai dẳng, khó thở sẽ dần nặng thêm theo giời gian. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện ho khạc đờm đầu tiên, sau đó mới xuất hiện thêm triệu chứng khó thở. Khi xuất hiện triệu chứng này cũng là lúc người bệnh bước vào giai đoạn nặng.
Một số biểu hiện phổ biến của người bệnh mắc phải hội chứng lao phổi phải kể đến như sốt nhẹ, ớn lạnh, đổ mồ hôi về đêm và chiều tối, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ho, khạc đờm hoặc ho có máu.
Cách hiệu quả nhất để nhận biết xem mình có mắc lao phổi hay không là tới bệnh viện để tiến hành tầm soát nếu thấy có các dấu hiệu như:
Đối với phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh lý của người bệnh như môi trường sống có các yếu tố nguy cơ gây bệnh, các biểu hiện lâm sàng như ho khan, khó thở,…
Còn trong chẩn đoán bệnh lao phổi, các bác sĩ sẽ thống kê thông tin như có tiếp xúc với người mắc bệnh không, các dấu hiệu lâm sàng, kết quả chụp Xquang phổi và một số xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả chụp Xquang phổi cho thấy một trong hai bên phổi bị thêm nhiễm hoặc bị lủng tạo thành hang lao thì có thể kết luận người đó đã nhiễm lao phổi.
Do lao phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính đều có những triệu chứng về phổi tương tự nhau như ho khạc đờm, khó thở nên có thể nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Vì vậy, để có được chuẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung như phản ứng lao tố (IDR), tìm vi trùng lao (BK, AFB) trong đờm, đánh giá mật độ bạch cầu lympho trong máu, tốc độ máu lắng (VS),...
Các bác sĩ phải chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm bổ sung để xác định rõ
Để điều trị 2 loại bệnh này, các bác sĩ thường áp dụng một số phương pháp như:
Phương pháp điều trị lao phổi được cho là hiệu quả hiện nay là nâng cao thể trạng và sử dụng thuốc kháng lao với thời gian điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 6 – 8 tháng.
Thuốc kháng lao là nhóm thuốc có tác dụng diệt trùng lao. Có thể kể đến một số loại như Streptomycin (thuốc tiêm) và 4 loại thuốc uống: Rifampicin, Isoniazid, Ethambutol và Pyrazinamide.
Với những trường hợp người bệnh phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì bệnh sẽ khỏi hẳn và không xuất hiện bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, cũng như không thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể gặp một số di chứng như ho khan, khạc đờm kéo dài, khó thở, ho ra máu dai dẳng hoặc bị nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại.
Có 2 phương pháp để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là sử dụng thuốc đặc trị và các liệu pháp oxy, vật lý trị liệu. Với những người bệnh điều trị bệnh bằng thuốc sẽ có 2 nhóm chính là thuốc giãn phế quản có tác dụng ức chế thần kinh phó giao cảm, kích thích thụ thể beta và thuốc corticoid (có dạng uống, hít và tiêm) sử dụng trong những trường hợp cấp tính, phải sử dụng thêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Khác với lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính do là bệnh có tính chất mãn tính nên không thể chữa dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát phần nào hoặc làm chậm diễn tiễn bệnh và thường xuất hiện những đợt cấp tính do bị nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng.
Hồng Anh
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.