Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm miệng và nhiệt miệng là những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra tình trạng khó chịu trong miệng làm trẻ khó ăn uống, thậm chí là quấy khóc, mất ngủ.
Nấm miệng và nhiệt miệng là hai bệnh lý ở khoang miệng rất hay xảy ra với trẻ em. Nấm miệng xuất hiện do loại nấm Candida Albicans phát triển quá mức trong miệng và họng. Còn nhiệt miệng là tình trạng trẻ bị viêm loét niêm mạc trong miệng do nhiều yếu tố gây ra. Vậy hãy cùng tìm hiểu cũng như phân biệt nấm miệng và nhiệt miệng ở bài viết dưới đây.
Ở trẻ em, các bệnh về nấm miệng và nhiệt miệng xảy ra vô cùng thường xuyên. Những bệnh lý này khiến trẻ nhỏ quấy khóc, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nấm miệng ở trẻ gây ra bởi nấm Candida Albicans. Loại nấm này sẽ được cân bằng và tồn tại trong cơ thể nhưng không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên khi có môi trường và các yếu tố kích thích sẽ khiến nấm Candida phát triển rồi lan rộng quá mức. Từ đó gây ra nấm miệng, đây cũng là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì các nguyên nhân sau:
Các triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ đó là:
Ban đầu, xuất hiện các mảng nấm trắng đục hoặc màu trắng vàng phô mai trên lưỡi. Lâu dần có thể xuất hiện ở trong miệng và lan xuống họng bé. Sau khi cạo sạch những mảng trắng trong lưỡi trẻ sẽ thấy xuất hiện những đốm đỏ. Triệu chứng này gây ra khó chịu, làm bé biếng ăn, quấy khóc khi cho bú sữa. Lâu ngày không điều trị, nấm có thể đi sâu xuống thực quản hay thậm chí là phổi. Bạn hãy thăm khám và có cách điều trị dứt điểm nấm miệng sớm cho trẻ nhé!
Nhiệt miệng là bệnh phổ biến mà bất kỳ trẻ em nào cũng có thể gặp. Các nguyên nhân chính có thể kể đến như là:
Ngoài ra, cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra nhiệt miệng ở trẻ. Bệnh có thể diễn ra thường xuyên, tái phát nhiều lần trong năm.
Khi bị nhiệt miệng, trẻ sẽ bị viêm loét niêm mạc, dễ thấy nhất chính là xuất hiện đốm màu trắng hình tròn hoặc bầu dục trong miệng. Các đốm trắng có thể to dần ra và phát sinh ở nhiều vị trí ngay cả nướu răng. Tình trạng này gây nên cảm giác đau, nóng rát khó chịu trong khoang miệng. Trẻ còn có xu hướng bị khô miệng, lưỡi đỏ hoặc miệng có mùi hôi. Nếu viêm loét nặng có thể gây sốt, nổi hạch, chảy máu chân răng.
Nấm miệng và nhiệt miệng là hai bệnh lý xảy ra ở trong khoang miệng nhưng có nguyên nhân cũng như triệu chứng khác nhau và rất dễ nhận biết.
Khi trẻ bị nấm miệng và nhiệt miệng, phụ huynh nên có cách chăm sóc cũng như giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Nên thường xuyên để trẻ súc miệng bằng nước muối, rơ miệng lưỡi hoặc đánh răng nhẹ nhàng hằng ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng hoặc đã được xay nhuyễn giúp dễ nuốt, không cần nhai nhiều như cháo, súp,... Đồng thời, hạn chế các thức ăn có tính nóng làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Nấm miệng và nhiệt miệng là hai bệnh lý ở khoang miệng rất hay xảy ra với trẻ em
Hai bệnh lý này tuy giai đoạn đầu không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng cho trẻ nhỏ. Chính vì đó, khi thấy tình trạng trở nên nặng hơn, trẻ quấy khóc nhiều và bỏ ăn thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn cũng như phân biệt được nấm miệng và nhiệt miệng ở trẻ. Đừng quên theo dõi nhà thuốc Long Châu để tham khảo thêm nhiều thông tin hơn nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...