Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có phân biệt được hai tình trạng viêm kết mạc và viêm giác mạc không? Nếu còn đang bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý này, thì đừng nên bỏ qua các nội dung hữu ích dưới đây.
Viêm kết mạc và viêm giác mạc là hai trong số các bệnh lý thường gặp ở mắt, có khả năng gây ra nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt khi bạn không kịp thời điều trị sớm. Tuy rằng cả hai tình trạng về mắt này hoàn toàn khác nhau, kèm theo các biểu hiện và triệu chứng không giống nhau, nhưng nhiều người bệnh lại thường nhầm lẫn giữa chúng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin để phân biệt rõ hơn về viêm kết mạc và viêm giác mạc.
Viêm kết mạc là một tình trạng khi lớp màng trong suốt nằm trên bề mặt lòng trắng và kết mạc bị viêm hoặc nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến tình trạng là lòng trắng của mắt bị đỏ hoặc hồng. Bởi thế, viêm kết mạc còn hay được gọi là đau mắt đỏ. Nguyên nhân gây ra viêm kết mạc là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, dị ứng, hoặc thậm chí là khi ống lệ ở trẻ sơ sinh mở chưa hoàn toàn.
Trong khi đó, giác mạc là một lớp mô trong suốt nằm ở phía trước của mắt, bao phủ mống mắt và đồng tử tròn, tương tự như một tấm kính trong mặt đồng hồ. Giác mạc đóng vai trò quan trọng như một cửa sổ cho ánh sáng đi vào mắt. Tuy nhiên, nếu không được bảo vệ đúng cách, giác mạc rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng vi khuẩn, virus và nấm.
Viêm giác mạc còn gọi là loét giác mạc. Đây là tình trạng khi một vết loét hở xuất hiện trên bề mặt giác mạc. Loét giác mạc thường do nhiễm trùng mắt gây ra, nhưng cũng có thể xuất hiện khi mắt bị khô trầm trọng, hoặc do các vấn đề khác. Ngay cả các chấn thương nhỏ ở mắt, hoặc sự mài mòn do đeo kính áp tròng quá lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa viêm kết mạc và viêm giác mạc có thể giúp bạn nhận biết bệnh tình chính xác, từ đó có cách điều trị phù hợp nhất.
Cả hai bệnh lý viêm kết mạc và viêm giác mạc đều có những triệu chứng đặc trưng, và việc nhận biết chúng sẽ giúp người bệnh đưa ra thông tin đúng đắn cho bác sĩ, từ đó kết quả chẩn đoán và điều trị cũng sẽ chính xác hơn.
Triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc bao gồm mắt đỏ, ngứa rát, cảm giác cay mắt, đau mắt (thường do nhiễm khuẩn), cộm mắt, tiết chất nhầy hoặc mủ màu vàng, sợi mi bị dính vào nhau sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tăng tiết nước mắt, mí mắt sưng húp, tầm nhìn bị mờ và nhạy cảm với ánh sáng.
Về phần viêm giác mạc (loét giác mạc), triệu chứng bao gồm đỏ mắt, mí mắt sưng húp, đau nhức mắt nghiêm trọng, cảm giác mắt có dị vật, tiết chất mủ hoặc dịch, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đục giác mạc, và có thể xuất hiện các đốm trắng trên giác mạc, đôi khi không thấy rõ khi nhìn vào gương.
Các chuyên gia cảnh báo rằng loét giác mạc có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng về thị lực, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn khi không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần thăm khám ngay khi cảm giác tầm nhìn thay đổi, cơn đau mắt trở nên nghiêm trọng và mắt tiết chất mủ.
Để điều trị bệnh viêm kết mạc, cần tuân theo các phác đồ phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
Đối với việc điều trị viêm loét giác mạc, hiện nay có hai phương pháp chính là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra viêm loét giác mạc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng vi khuẩn, kháng nấm và thuốc giảm đau. Trong trường hợp việc điều trị bằng thuốc không đạt được kết quả tốt, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật ghép giác mạc.
Nói chung, các chuyên gia khuyến cáo rằng khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của viêm kết mạc và viêm giác mạc, người bệnh cần đến bệnh viện sớm để khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Việc tự ý sử dụng thuốc trong thời gian dài không thông qua sự chỉ định của bác sĩ, có thể dẫn đến biến chứng nặng cho thị lực và sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.