Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho là bệnh ung thư ác tính thường gặp ở trẻ em. Bệnh được chia thành các mức độ nặng nhẹ, mỗi phân loại bệnh có phương pháp điều trị chăm sóc khác nhau.
Bạch cầu cấp dòng Lympho được coi là chữa được bởi tỉ lệ bệnh nhân chữa được sống không bệnh sau 5 năm trên 70% (ở Việt Nam), gần 90% (ở các nước phát triển). Là bệnh lý ác tính, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị.
Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho (ung thư máu) là bệnh tăng sinh ác tính của các tế bào Lympho còn non tại tủy xương của trẻ em. Đặc điểm là tăng sinh các tế bào ác tính, gây ức chế sự tạo máu bình thường và thâm nhiễm các cơ quan tổ chức bên ngoài tủy xương.
Do tăng sinh các tế bào ác tính ở tủy và xâm nhập ra ngoài tủy, bệnh lý có thể diễn ra cấp tính, ồ ạt dưới 4 tuần với các triệu chứng: Nhiễm trùng (sốt), xuất huyết do giảm tiểu cầu (đôi khi đe dọa tính mạng như xuất huyết não, xuất huyết nội), và các triệu chứng gây ra do thiếu máu (mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở).
Ngoài ra có thể có các triệu chứng do tăng sinh ồ ạt tế bào bạch cầu như lấp mạch não, lấp mạch dương vật… Hoặc bệnh có thể diễn tiến kéo dài khoảng vài tháng với các triệu chứng mơ hồ như: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, xanh xao nhẹ. Ngoài ra còn có các triệu chứng thâm nhiễm ngoài tủy: Xâm nhập thần kinh trung ương (nhức đầu, nôn ói…), xâm nhập tinh hoàn, biểu hiện xương khớp, thâm nhiễm hốc mắt…
Không giống như các loại bệnh ung thư khác thì bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho (ALL) ở trẻ em không có hệ thống phân loại theo giai đoạn. Dù vậy, dưới đây là một số yếu tố có thể giúp các bác sĩ lựa chọn kế hoạch điều trị tốt nhất và dự đoán khả năng tái phát bệnh sau điều trị:
Quyết định phân loại và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em phụ thuộc vào từng độ tuổi của bệnh nhân. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và trẻ từ 10 tuổi trở lên cần các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Các trẻ có số lượng bạch cầu quá cao cần các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho chuyên sâu hơn. Thông thường, mức bạch cầu được xem là quá cao nếu có hơn 50000 mỗi microlit (μl).
Xét nghiệm phân tích dấu ấn miễn dịch giúp bác sĩ có thông tin về các loại và số lượng các protein được tạo ra hoặc các biểu hiện bởi các tế bào bạch cầu ác tính trên cơ thể trẻ em. Biết được liệu các tế bào ung thư biểu hiện các protein có giống với các tế bào bạch cầu bình thường như tế bào lympho B và tế bào lympho T sẽ giúp các bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp. Xét nghiệm này cũng rất có ích trong việc tiên lượng hiệu quả của phương pháp điều trị.
Các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, các đột biến cấu trúc khác thường trong nhiễm sắc thể, hoặc một vài đột biến di truyền học phân tử nào đó trong các nhiễm sắc thể của các tế bào bạch cầu ác tính có thể ảnh hưởng đến kết quả và phương thức điều trị.
Các đột biến di truyền có liên quan ở đây là các biến đổi trong các tế bào bạch cầu ác tính, chứ không phải trong các tế bào khác của trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp có hệ gen hoàn toàn bình thường.
Hiệu quả của điều trị trong từ một đến bốn tuần đầu tiên tham gia điều trị có thể tiên đoán đáp ứng toàn thể của bệnh đối với phương pháp điều trị. Điều này sẽ được xác định bằng cách xét nghiệm máu hoặc tủy xương thường quy của trẻ.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số trẻ cần các điều trị chuyên sâu hơn để cải thiện khả năng khỏi bệnh, bao gồm các trẻ không có đáp ứng tốt với các điều trị ban đầu hoặc có mức cao các tế bào ung thư tồn dư (các tế bào còn lại sau khi điều trị) trong giai đoạn cuối của điều trị cảm ứng thuyên giảm.
Hầu hết, việc điều trị bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em chủ yếu là hóa trị liệu (dùng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư) và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau:
Nếu tế bào ác tính xâm nhập vào thần kinh trung ương, tùy vào độ tuổi, bác sỹ có thể chỉ định phương pháp xạ trị hỗ trợ. Bên cạnh đó, người bệnh > 4 tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ được chiếu xạ dự phòng ở não vào cuối giai đoạn trung gian.
Đối với các nhóm nguy cơ cao tiên lượng xấu: Có thể ghép tế bào gốc vào cuối giai đoạn tăng cường I khi có người cho phù hợp.
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhocongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.