Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phẫu thuật cắt lợi là gì? Cắt lợi có nguy hiểm cho sức khoẻ không?

Ngày 21/08/2022
Kích thước chữ

Nụ cười hở lợi ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp. Phẫu thuật cắt lợi (cắt nướu) là một cách hiệu quả để cải thiện nụ cười hở lợi. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng phẫu thuật cắt lợi có an toàn không?

Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ mô nướu bị nhiễm trùng hoặc thừa một cách đơn giản bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, muốn cắt lợi an toàn vẫn cần bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Phẫu thuật cắt lợi là gì?

Cắt lợi là một thủ thuật nha khoa để loại bỏ một phần mô nướu bám vào thân răng. Đây là một kỹ thuật thường được sử dụng để loại bỏ nướu bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương. Phần nướu thừa gây ra tình trạng cười hở lợi cùng với một số bất tiện và thẩm mỹ khác.

Bác sĩ sẽ bóc tách phần nướu thừa và điều chỉnh để thân răng lộ ra ngoài nhiều hơn. Quy trình được thực hiện trực tiếp trong khoang miệng. Đây là một thủ thuật khá đơn giản, ít xâm lấn nên khá an toàn. 

Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được gây mê nên hầu như không có cảm giác đau đớn. Sau khi mổ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn sử dụng cùng với chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe răng lợi.

Trường hợp nào nên phẫu thuật cắt lợi?

Lợi bị viêm, nhiễm trùng

Phẫu thuật cắt lợi là điều cần thiết đối với những bệnh nhân bị viêm lợi quá nặng và không thể chữa khỏi bằng các phương pháp khác. Sau khi loại bỏ phần nướu bị viêm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ dễ dàng điều trị bệnh hoặc tiêu diệt vi khuẩn bám vào chân răng.

Phẫu thuật cắt lợi là gì? Cắt lợi có nguy hiểm cho sức khoẻ không? 1 Cắt lợi khi vùng lợi đó bị viêm nhiễm nghiêm trọng không thể khắc phục bằng các phương pháp trước đó

Cắt lợi phì đại do u

Đối với bệnh nhân xuất hiện khối u phì đại, cách tốt nhất là phẫu thuật cắt nướu. Trường hợp này do vi khuẩn tấn công với tốc độ nhanh. Thuốc thường chỉ giúp giảm đau tạm thời chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp này, cắt bỏ nướu là lựa chọn tốt nhất.

Cắt bỏ lợi thừa, trùm răng

Hiện nay, có rất nhiều người gặp phải tình trạng thừa nướu, trùm răng. Điều này làm cho quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày diễn ra khó khăn hơn. Bệnh nhân dễ cắn vào mô nướu gây tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng. Hiện tượng này khá phổ biến ở những người mọc răng khôn. Một phần nướu bao phủ toàn bộ bề mặt răng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Trong trường hợp này phẫu thuật cắt lợi là biện pháp tối ưu nhất.

Chữa nụ cười hở lợi

Cắt nướu là một trong những phương pháp điều trị cười hở lợi phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ tính toán và loại bỏ phần nướu thừa che phủ thân răng. Sau khi cắt phần nướu thừa, chân răng lộ ra ngoài và nướu bị đẩy lên. Vì vậy, mỗi khi bạn cười sẽ không xảy ra tình trạng hở lợi nữa. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương án tốt nhất. Điều trị cắt nướu kết hợp với hạ môi trên để che nướu lộ.

Những kỹ thuật cắt lợi được thực hiện như thế nào?

Cắt lợi bằng dao

Đây là phương pháp truyền thống để cắt nướu bị sưng viêm bằng dao mổ nha khoa. Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào sự khéo léo, kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi phẫu thuật cắt nướu, khách hàng sẽ được hạn chế cơn đau. 

Cắt lợi bằng điện

Dùng sóng điện từ, tia lửa điện ở tần số cao để loại bỏ nướu bị sưng, thừa. Mặc dù phương pháp này đã được sử dụng và tồn tại hơn 60 năm, nhưng đây không phải là một kỹ thuật cắt lợi phổ biến hoặc được ưa chuộng hiện nay. Vì kỹ thuật này phải áp dụng ở vùng không có máu, không tiếp xúc với xương hàm và có rất ít tài liệu về kỹ thuật này. Tuy nhiên so với phương pháp cắt nướu bằng dao truyền thống thì cắt lợi bằng điện sẽ giúp khách hàng bớt đau và ít chảy máu hơn sau khi phẫu thuật.

Loại bỏ lợi thừa bằng laser

Phương pháp điều trị an toàn cho sức khỏe bằng laser là lựa chọn hàng đầu. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại máy chuyên dụng có thể phát ra chùm sáng được khuếch đại, phát ra bức xạ và nhiệt lượng cực lớn. Đây là loại ánh sáng cường độ cao có khả năng tiêu diệt các tế bào mô nướu bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Actinobacillus actinomycetemcomitan. 

Phương pháp này khá giống với sử dụng tia lửa điện nhưng ít đau hơn và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Thậm chí, nhiều người còn cho biết sau khi điều trị bằng laser hoàn toàn không có tác dụng phụ như sưng tấy, chảy máu và hồi phục rất nhanh chóng.

Phẫu thuật cắt lợi là gì? Cắt lợi có nguy hiểm cho sức khoẻ không? 2 Cắt lợi bằng laser là lựa chọn điều trị an toàn hàng đầu cho sức khỏe

Cắt bỏ lợi có nguy hiểm không?

Sốc thuốc gây tê

Việc phẫu thuật cắt lợi bắt buộc cần phải gây tê tại chỗ để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc, sốc với thuốc gây tê. Khi bệnh nhân bị sốc thuốc mê sẽ có các triệu chứng như khó thở, nghẹt họng, nhịp tim tăng, mạch nhanh, tiêu chảy, chóng mặt, nôn mửa,... xuất hiện.

Chảy máu lợi

Chảy máu lợi sau khi phẫu thuật cắt lợi là hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Nhưng tình trạng chảy máu kéo dài quá lâu, có thể do kỹ thuật cắt nướu có vấn đề. Do đó, trước tiên hãy cầm máu bằng bông gòn hoặc gạc. Tuy nhiên, nếu không thể cầm máu thì bạn cần nhanh chóng quay lại phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra. 

Nhiễm trùng nướu

Sau khi điều trị xong, vết thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và vẫn còn hở khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, sau khi cắt nướu bạn phải chú ý đến vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.

Bệnh tái phát

Tỷ lệ cắt nướu điều trị viêm nướu, tụt nướu khỏi bệnh 100% và hầu như không tái phát. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ tái phát bệnh với tỷ lệ rất thấp, hiếm gặp. Nguyên nhân của vấn đề này thường nằm ở việc nha sĩ chưa chẩn đoán và kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng của bệnh nhân, bỏ sót một phần mô nướu bị viêm nhiễm dẫn đến mầm bệnh vẫn tồn tại và theo đó mà phát triển, gây tổn thương và lan rộng. 

Cắt nhầm lợi sừng hoá

Trong một số trường hợp, bác sĩ cắt nhầm phần nướu sừng hóa hoặc tay nghề còn thiếu kinh nghiệm nên các vết mổ được thực hiện không đều. Lợi sừng hóa là vùng mô nướu nằm ở trên, dưới đường viền nướu, thường có nhiều đường gân màu đỏ tươi bám chặt vào cổ chân răng. Vùng mô nướu này có vai trò điều hòa dinh dưỡng, lưu thông máu và đảm bảo sức khỏe cho các vùng nướu lân cận. Cắt nướu sừng hóa là điều cấm kỵ trong nha khoa vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Phẫu thuật cắt lợi là gì? Cắt lợi có nguy hiểm cho sức khoẻ không? 3 Lợi sừng hoá có vai trò điều hoà dinh dưỡng nếu bác sĩ không có kinh nghiệm có thể cắt nhầm lợi sừng hoá khi cắt lợi thừa

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về phẫu thuật cắt lợi cần cho những trường hợp nào cũng như cách chăm sóc sau khi phẫu thuật. Nói chung cắt lợi không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần bạn cẩn thận sau khi phẫu thuật để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:răng miệng