Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn

Ngày 14/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn là một phương pháp tiến tiến trong lĩnh vực phẫu thuật, được sử dụng để giải quyết vấn đề thoát vị bẹn một cách hiệu quả. Trong quá trình này, bác sĩ sử dụng kỹ thuật nội soi và đặt một tấm lưới nhân tạo vào khu vực thoát vị để tạo ra một bức tường bảo vệ, giúp củng cố và làm cho bệnh không tái phát.

Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn nhằm mục đích bảo vệ và gia tăng sự vững chắc của thành sau ống bẹn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, bao gồm tỷ lệ tái phát thấp, ít đau sau phẫu thuật và thời gian hồi phục nhanh,... Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn, hay còn gọi là thoát vị ingle, là tình trạng trong đó một phần của các cơ quan bên trong bụng như mạc nối hoặc ruột không còn nằm ở vị trí bình thường mà bị đẩy ra ngoài qua một điểm yếu trên thành bụng tại vùng bẹn. Tình trạng thoát vị bẹn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt khi xảy ra tình trạng "nghẹt," trong đó cơ quan thoát vị không thể tự trở lại vào ổ bụng, gây ra áp lực và thiếu máu, có thể dẫn đến tổn thương hoặc nhiễm trùng.

Nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn là gì? 1
Thoát vị bẹn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Phương pháp nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn

Phương pháp nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn bao gồm một loạt các bước quan trọng như sau:

Chuẩn bị trước mổ nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn:

  • Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân và gia đình sẽ được giải thích về mục tiêu của phẫu thuật cũng như về các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau quá trình mổ.
  • Bệnh nhân hoặc người nhà cần ký vào giấy cam đoan đồng ý tham gia phẫu thuật.
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản sẽ được tiến hành để đảm bảo rằng bệnh nhân có tình trạng sức khỏe phù hợp cho phẫu thuật.

Các bước thực hiện kỹ thuật mổ nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn:

Tư thế:

  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn mổ với cả hai chân và tay đều được giữ ngang.
  • Màn hình sẽ được đặt phía dưới chân của bệnh nhân để hiển thị hình ảnh từ camera.
  • Bác sĩ mổ chính đứng đối diện vị trí thoát vị cần mổ, người phụ mổ cầm camera sẽ đứng bên cạnh bác sĩ mổ chính và người phụ trách dụng cụ đứng đối diện vị trí mổ chính.
  • Kíp mổ sẽ tiến hành đặt thông niệu đạo cho bệnh nhân. Đôi khi không cần thiết phải đặt thông niệu đạo nếu bệnh nhân đã tiểu trước khi phẫu thuật.

Gây mê: 

Bác sĩ gây mê sẽ tiến hành gây mê toàn thân hoặc gây mê tủy kết hợp với gây tê ngoài màng cứng.

Các bước thực hiện phẫu thuật:

  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt trocar 10mm đầu tiên vào dưới rốn và bơm khí để tạo không gian.
  • Sau đó, họ đặt thêm 2 trocar 5mm ở bên ngoài vùng cơ thẳng bụng 2 bên, ngang rốn, dưới sự quan sát của hệ thống kính nội soi.
  • Dựa trên hình ảnh trên màn hình, bác sĩ tiến hành thám sát vùng chậu và vùng bẹn với các mốc giải phẫu quan trọng.
  • Sau khi xác định vị trí thoát vị và tạng thoát vị, bác sĩ sử dụng công cụ để tiến hành tháo thoát vị và đặt lưới nhân tạo để che phủ lỗ cơ lược.
Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn 2
Phương pháp nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn

Lưới nhân tạo sẽ được cố định tại vị trí thoát vị, sau đó bác sĩ sẽ khâu da và cân kín vết mổ. Quá trình này nhằm mục đích khắc phục thoát vị bẹn và đảm bảo rằng vị trí bị thoát vị được bảo vệ và củng cố. Một số trường hợp có thể đòi hỏi nhiều tấm lưới nhân tạo hoặc cách thức đặt lưới khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Biến chứng có thể có khi thực hiện

Có một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mổ nội soi đặt lưới nhân tạo để điều trị thoát vị bẹn bao gồm:

  • Rách phúc mạc: Đây là biến chứng phổ biến nhất khi phẫu thuật. Rách nhỏ có thể được xử lý bằng cách tạo khoảng trống mà không cần can thiệp thêm. Trong trường hợp rách phúc mạc lớn hơn, có thể cần phải thực hiện khâu hoặc cột túm lại chỗ rách.
  • Tụ dịch sau mổ: Tụ dịch này có thể xảy ra với tần suất từ 0.5% đến 12.2% và thường tự hết sau khoảng 6 - 8 tuần mà không cần can thiệp để xử lý.
  • Tụ máu: Biến chứng này xảy ra với tần suất từ 5.6% đến 16%, thấp hơn nhiều so với mổ mở. Trong trường hợp có khối máu lớn gây đau hoặc khó chịu, có thể cần phải can thiệp để loại bỏ máu tụ.
  • Bí tiểu sau mổ: Tần suất của biến chứng này thấp hơn 3% và tổn thương bàng quang hiếm khi xảy ra, với tỷ lệ dưới 1%. Thường xảy ra khi có can thiệp vào túi thoát vị trực tiếp.
Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn 3
Bí tiểu sau mổ - biến chứng có thể gặp khi mổ nội soi đặt lưới nhân tạo
  • Biến chứng của tấm lưới như gập hoặc di chuyển gây thoát vị tái phát: Để phòng tránh tình trạng này, sử dụng tấm lưới lớn có kích thước ít nhất 10x15cm và trải phẳng nó để tránh gập góc. Đảm bảo rằng quá trình can thiệp được thực hiện vô khuẩn và sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn tấm lưới.
  • Các biến chứng khác: Bao gồm tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, tổn thương ống dẫn tinh, mạch máu tinh hoàn và viêm tinh hoàn. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra của các biến chứng này thường thấp và không nghiêm trọng.

Phương pháp nội soi đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn này mang nhiều ưu điểm như tỷ lệ tái phát thấp, giảm đau cho bệnh nhân và thời gian phục hồi nhanh chóng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Tuy nhiên, việc quyết định thực hiện phương pháp này hay không cần được trao đổi và thảo luận với bác sĩ. Hy vọng bài viết mong lại thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm