Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phẫu thuật sọ não thức tỉnh là gì? Một số biến chứng có thể gặp phải

Ngày 29/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều bệnh nhân có các khối u ở não hoặc bị động kinh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật sọ não thức tỉnh và thắc mắc rằng lợi ích cũng như các biến chứng của phẫu thuật là gì?

Phẫu thuật sọ não là một thủ thuật thần kinh phức tạp được thực hiện bằng cách mở hộp sọ, thực hiện phẫu thuật cần thiết và đóng hộp sọ bằng cách cố định xương sọ vào vị trí ban đầu. Trong đó, phẫu thuật sọ não thức tỉnh là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu mà bệnh nhân tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. Phẫu thuật này đòi hỏi phải loại bỏ ít xương hơn và hạn chế tổn thương mô não xung quanh, giảm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hiểu về phẫu thuật sọ não thức tỉnh

Phẫu thuật sọ não thức tỉnh là phẫu thuật não mở để loại bỏ các khối u hoặc một phần não nơi xảy ra co giật hoặc có khối u. Những phần não này thường nằm trong hoặc gần các vùng quan trọng của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể hoặc các kỹ năng cảm giác và ngôn ngữ.

Tại sao cần thực hiện phẫu thuật sọ não thức tỉnh?

Trong quá trình phẫu thuật sọ não khi tỉnh, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh sử dụng các kỹ thuật lập bản đồ não tiên tiến để xác định và tránh tổn thương ở các vị trí ngôn ngữ, vận động và chức năng cảm giác. Các bác sĩ thực hiện điều này bằng cách sử dụng dòng điện để kích thích các vùng cụ thể của não, sau đó sử dụng hình ảnh để xác định xem dòng điện đó có tác động đến vùng não hay không. Ví dụ, khi một khối u ở gần vùng não nói quan trọng, điều quan trọng là phải xác định chính xác vị trí của các vùng liên quan đến giọng nói này để tránh ảnh hưởng đến chúng.

Quy trình của phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường trên đầu bệnh nhân gần khu vực hộp sọ mà họ cần phải cắt bỏ tạm thời để tiếp cận khối u. Sau đó, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân nói chuyện, di chuyển và làm theo mệnh lệnh. Nếu kích thích điện ảnh hưởng đến khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong số này, thì bác sĩ phẫu thuật sẽ biết cách tránh khu vực đó và giữ nguyên nó vì nó không bị ảnh hưởng bởi khối u. Sau khi khối u được cắt bỏ, bệnh nhân sẽ được gây mê lại trong khi bác sĩ phẫu thuật kết thúc ca phẫu thuật. Hộp sọ sẽ được đặt trở lại vị trí cũ và vết mổ sẽ được đóng lại bằng các mũi khâu và được phủ một lớp băng vô trùng.

Lợi ích và biến chứng của phẫu thuật sọ não thức tỉnh 1
Phẫu thuật sọ não thức tỉnh

Khi nào bệnh nhân được chỉ định thực hiện?

Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật sọ não thức tỉnh trong các trường hợp sau:

  • Chỉ định phổ biến nhất là cắt bỏ khối u ở vùng cực kỳ quan trọng của não như vỏ não vận động nằm ở hồi trước trán (vùng Brodmann 4), vỏ não cảm giác nằm ở hồi sau trung tâm (vùng Brodmann 3,1,2) và vỏ não ngôn ngữ (vùng Broca và Wernicke). Bệnh nhân tỉnh táo có thể cung cấp những thông tin vô giá, giúp phác họa cấu trúc não chức năng của bệnh nhân và trên cơ sở đó giúp bác sĩ phẫu thuật biết khối u có thể được cắt bỏ ở mức độ nào đồng thời giảm thiểu nguy cơ tổn thương thần kinh ở vùng não quan trọng này.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho ghi điện vỏ não để xác định vị trí và cắt bỏ ổ động kinh vì nó giảm thiểu sự can thiệp từ thuốc gây mê.
  • Phẫu thuật kích thích não sâu đối với bệnh Parkinson và các rối loạn vận động trung tâm khác như bệnh Alzheimer và bệnh tâm thần.
  • Sử dụng cho sinh thiết não định vị và phẫu thuật thông não thất.
  • Sử dụng trong các thủ thuật can thiệp giảm đau như phẫu thuật cắt bỏ xương hàm và phẫu thuật cắt bỏ đồi thị.
Lợi ích và biến chứng của phẫu thuật sọ não thức tỉnh 2
Bệnh nhân Parkinson có thể được chỉ định phẫu thuật sọ não thức tỉnh

Các biến chứng có thể gặp phải

Cơn động kinh xảy ra phổ biến nhất trong quá trình kích thích lập bản đồ não với tỷ lệ từ 2% đến 20%. Nhiều cơn động kinh trong lúc phẫu thuật có tính chất khu trú, ngắn gọn và tự khỏi, trong khi những cơn khác lại mang tính toàn thể. Bệnh nhân có tiền sử co giật và bệnh nhân trẻ tuổi, đặc biệt có khối u ở thùy trán, dễ bị co giật hơn.

Tăng huyết áp thường là biến chứng thứ phát sau đau đớn, kích động và lo lắng. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác như thiếu oxy, tăng CO2 phải được kiểm tra để loại trừ trước.

Buồn nôn được thấy ở khoảng 4% bệnh nhân được phẫu thuật sọ não thức tỉnh. Nó thường là do thuốc giảm đau opioid, lo lắng hoặc kích thích phẫu thuật.

Tắc nghẽn đường thở có thể xảy ra do dùng thuốc an thần quá mức, gây thiếu oxy và tăng CO2. Ống thông đường thở qua miệng/mũi họng có thể làm giảm tắc nghẽn đường thở nhưng có thể cần thông khí hỗ trợ và đặt nội khí quản trên thanh môn để kiểm soát tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 này.

Tỷ lệ thuyên tắc khí tĩnh mạch cao tới 20 đến 40% khi phẫu thuật sọ não ở tư thế ngồi. Siêu âm tim qua thực quản (TEE) là thiết bị nhạy nhất để phát hiện thuyên tắc khí. Nó có thể phát hiện ít nhất 0,02 mL/kg không khí, nhưng nó mang tính xâm lấn.

Hạ natri máu là tình trạng mất cân bằng điện giải thường gặp nhất ở bệnh nhân phẫu thuật thần kinh. Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH) là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ natri máu.

Vì những biến chứng nguy hiểm trên, bệnh nhân sau phẫu thuật sọ não thức tỉnh cần được theo dõi sát ở phòng hồi sức tích cực cho đến khi hoàn toàn ổn định.

Lợi ích và biến chứng của phẫu thuật sọ não thức tỉnh 3
Bệnh nhân cần được theo dõi sát sau phẫu thuật

Tóm lại phẫu thuật sọ não thức tỉnh là phương pháp được sử dụng để xử lý các khối u ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm quan trọng cho các chức năng của cơ thể để tránh tổn thương nhất có thể. Vì đây là phẫu thuật phức tạp nên cần được thăm khám và quyết định kỹ lưỡng trước khi thực hiện. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm