Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phòng ngừa viêm họng, đau đầu bằng cách nào?

Ngày 12/03/2023
Kích thước chữ

Viêm họng, đau đầu là triệu chứng rất hay gặp ở nhiều người, tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng cũng phần nào gây ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Bệnh viêm họng, đau đầu rất dễ để điều trị dứt điểm nếu bạn biết lắng nghe sự thay đổi cơ thể của chính mình và thông thái trong việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị.

Bệnh viêm họng, đau đầu do rất nhiều yếu tố gây ra, do đó bạn cần phải nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị cũng như phương pháp phòng ngừa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi vào chi tiết trong bài viết bên dưới bạn nhé.

Nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng, đau đầu bạn cần biết

Viêm họng, đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động nên và thông thường phải kể đến các bệnh như viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa và đa số bắt nguồn từ viêm họng cấp tính. Khi thời tiết thay đổi, virus, vi khuẩn, nấm mốc sẽ tấn công làm tổn thương niêm mạc họng khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Kèm với viêm họng sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, ù tai, đau rát cổ, người mệt mỏi, kiệt quệ, ho khan, sau đó có thể chuyển sang ho có chứa đờm, chảy mũi.

Vì tai-mũi-họng có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau nên khi bị viêm họng các bạn rất dễ bị đau đầu, ù tai, rát cổ… Xảy ra những triệu chứng trên là do vi khuẩn virus di chuyển, tấn công lên tai và các dây thần kinh trên đầu.

Không nên xem thường các triệu chứng viêm họng, đau đầu 1

Viêm xoang là thủ phạm hàng đầu gây viêm họng, đau đầu

Viêm họng, đau đầu có nguy hiểm không? Các yếu tố khiến bệnh kéo dài

Qua các nghiên cứu và thống kê từ những bệnh nhân viêm họng, đau đầu thì có thể khẳng định bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, người bệnh nên theo dõi diễn biến của sức khỏe, không để thời gian bị bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khó khăn khi điều trị dẫn đến mãn tính.

Bên cạnh đó, khi bị viêm họng, đau đầu kéo dài còn gây viêm tai giữa cũng như các bệnh về hô hấp khác. Vì thế, không được chủ quan mà tốt nhất nên thăm khám bác sĩ uy tín và chữa trị dứt điểm.

Muốn điều trị bệnh khỏi hoàn toàn thì cần nắm những yếu tố quan trọng gây ra viêm họng, đau đầu kéo dài:

  • Yếu tố hàng đầu gây viêm họng, đau đầu phải kể đến là các bệnh về hô hấp, viêm xoang,... Những bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm sẽ dẫn đến các cơn đau đầu mạn tính, viêm họng chữa hoài không dứt.
  • Những bệnh hô hấp nặng gây biến chứng đến tai mũi họng.
  • Không vệ sinh răng miệng, tai, mũi thường xuyên và đúng cách nhằm loại trừ vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể.
  • Tự kê đơn, chữa bệnh dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, tái đi tái lại.
  • Môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn, ăn các thức ăn chứa chất cấm, thuốc trừ sâu quá liều cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Chữa viêm họng, đau đầu hiệu quả 

Khi bị viêm họng, đau đầu thì bạn cần phải theo dõi diễn biến của bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể. Có thể chọn phương pháp dân gian, uống thuốc hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp phẫu thuật.

Phương pháp dân gian

Dùng mật ong

Có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm nên mật ong giúp điều trị viêm đau họng khá hiệu quả, bên cạnh cung cấp dinh dưỡng và vitamin thì mật ong còn làm tăng sức đề kháng rất tốt. Chỉ cần pha một muỗng mật ong, thêm một thìa nước cốt chanh là bạn đã có một ly nước uống trị viêm họng tuyệt vời.

Dùng lá hẹ

Một loại rau có chứa nhiều chất chống lại vi khuẩn, virus, chữa viêm họng, đau đầu thường được dân gian tin dùng chính là lá hẹ. Dùng lá hẹ sạch hấp cách thủy cùng đường phèn để uống mỗi ngày cũng là một bài thuốc trị bệnh rất hiệu quả. 

Không nên xem thường các triệu chứng viêm họng, đau đầu 2

Lá hẹ dùng để trị viêm họng cực kỳ hiệu quả

Điều trị bằng thuốc Tây

Nếu sử dụng các bài thuốc dân gian mà không thuyên giảm thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt như aspirin, amoxicillin, paracetamol,...  Đa số, các bệnh nhân sẽ hết đau đầu khi chữa dứt điểm viêm họng, nhưng nếu tình trạng vẫn kéo dài thì bác sĩ sẽ bổ sung các loại vitamin, thuốc tuần hoàn máu,... nhằm nâng cao thể trạng, tăng đề kháng.

Không nên xem thường các triệu chứng viêm họng, đau đầu 3

Nếu bệnh kéo dài thì nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị bằng Tây y

Phòng ngừa viêm họng, đau đầu bằng cách nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta phải nắm rõ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật để hạn chế tình trạng viêm họng, đau đầu xảy ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng hằng ngày, chú trọng xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học đồng thời trang bị kiến thức trong việc phòng ngừa viêm họng đau đầu hiệu quả.

  • Thực phẩm giàu vitamin C, D, E như rau xanh, trái cây màu đỏ rất tốt cho vùng họng và thính giác, đồng thời bổ sung tuần hoàn máu, ổn định thần kinh.
  • Nói không với chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Trữ sẵn các bình trị viêm họng được chế biến từ chanh, tắc, húng chanh… trong nhà để khi vừa khởi phát bệnh thì có dùng ngay.
  • Ăn uống khoa học, đúng giờ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên hằng ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi tối và sáng khi thức dậy.
  • Luôn giữ ấm cổ và chân tay khi thời tiết trở lạnh.
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật nuôi, đồ vật tại nơi công cộng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tránh xa khói thuốc và thuốc lá, hiểu rõ bản thân bị dị ứng những nguồn nào và luôn tránh xa chúng.

Không nên xem thường các triệu chứng viêm họng, đau đầu 4

 Tránh xa thuốc lá là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả viêm họng

Viêm họng, đau đầu tuy không nguy hiểm nhưng tuyệt đối không lơ là chủ quan khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn. Hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân, cũng như tăng cường bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày và chủ động thăm khám bác sĩ nếu thấy tình trạng bệnh kéo dài.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin