Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thường mắc một số bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa. Trong đó có tình trạng trẻ viêm họng nhưng không ho khiến cha mẹ băn khoăn lo lắng. Do đó, khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng bất thường thì cần đưa tới bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ viêm họng nhưng không ho và các cách điều trị bệnh hiệu quả là nội dung mà bài viết này muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Mời các bạn đón đọc chi tiết bên dưới để hiểu rõ hơn về tình trạng viêm họng nhưng không ho ở trẻ.

Các nguyên nhân khiến trẻ nhỏ viêm họng nhưng không ho

Viêm họng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi bị viêm họng bạn sẽ thấy trẻ có các triệu chứng như ho khan, ho kéo dài, ho có đờm, đau rát cổ họng khi nuốt thức ăn… Thế nhưng cũng có trẻ lại viêm họng nhưng không kèm theo ho, trường hợp này có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Thói quen thở bằng miệng: Nhiều trẻ có thói quen thở bằng miệng khi ngủ nên buổi sáng thức dậy thường khiến trẻ viêm họng nhưng không ho. Những biểu hiện còn hay xảy ra với trẻ có thói quen thở bằng miệng là: Khô miệng, hôi miệng, khàn tiếng, mệt mỏi, bức bối trong người. Nguyên nhân khiến trẻ thở bằng miệng bắt nguồn từ nhiều lý do như trẻ bị viêm amidan, viêm mũi, mắc hội chứng ngưng thở khiến cho trẻ khó khăn khi hít thở bằng mũi lúc ngủ.
  • Viêm amidan: Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì hệ miễn dịch lúc này của trẻ còn kém, chưa có sức đề kháng để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài triệu chứng viêm họng nhưng không ho thì trẻ còn mắc phải các triệu chứng như sốt, đau rát họng, khàn tiếng, chảy mũi, khó thở, phát ban…
  • Hội chứng nhỏ giọt mũi sau: Hiện tượng này xảy ra khi chất nhầy thừa chảy vào cổ họng làm cổ họng khô và bị viêm. Trẻ mắc phải tình trạng này khi thời tiết giao mùa, bị dị ứng hoặc mũi bị lệch vách ngăn.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: Một số virus, vi khuẩn tấn công cơ thể sẽ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu chán ăn, sưng hạch ở nách, sốt, đổ mồ hôi.
  • Chứng trào ngược dạ dày: Khi mắc phải chứng bệnh này thường trẻ sẽ nôn ói, hôi miệng, chán ăn, đau khi nuốt.
  • Áp xe quanh amidan: Nếu bị viêm amidan mà không điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì các ổ áp xe sẽ phát triển khiến trẻ viêm họng, túi mủ hình thành dễ gây nhiễm trùng. Thường trẻ bị áp xe amidan sẽ có các triệu chứng như đau một bên họng, cổ họng và hàm sưng tấy, chán ăn, nuốt thức ăn rất đau, sốt, khàn giọng, đau tai.

Cha mẹ không nên xem thường khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho 1

Chứng trào ngược dạ dày cũng khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho 

Dựa vào các biểu hiện và tình trạng sức khỏe của trẻ mà các bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị sao cho thích hợp. Cụ thể như sau:

Điều trị tại nhà

Nếu trẻ mắc bệnh nhưng không xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng thì cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ điều trị tại nhà.

  • Duy trì độ ẩm ở cổ họng cho trẻ bằng cách bổ sung đủ nước hằng ngày.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát, sạch sẽ.
  • Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hai lần mỗi ngày để giảm sưng viêm, hôi miệng. Nước muối có tính kháng khuẩn cao giúp tống vi khuẩn ra ngoài khoang miệng và nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm nhiễm. 
  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng bé đúng cách cũng là một cách đẩy lùi tình trạng viêm họng nhanh nhất.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn.
  • Nếu trẻ trên 1 tuổi thì có thể cho trẻ ngậm chanh mật ong để hạn chế sưng viêm, xoa dịu các cơn đau họng, giảm khàn tiếng.
  • Nếu trẻ khó chịu và có biểu hiện đau nhức kéo dài thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho trẻ dùng thuốc giảm đau.

Cha mẹ không nên xem thường khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho 2

Không cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi để hạn chế dị ứng dẫn đến viêm họng

Sử dụng thuốc chữa viêm họng

Qua kiểm tra thăm khám thì bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng một số thuốc trị viêm họng hiệu quả như:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nếu trẻ bị viêm amidan.
  • Thuốc chống dị ứng: Tùy vào tình trạng của từng trẻ mà có thể sử dụng thuốc dạng uống hoặc tiêm.
  • Thuốc kháng axit: Đối với trẻ mắc trào ngược dạ dày thì thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để nhanh chóng cải thiện các trình trạng viêm.
  • Thuốc steroid: Giúp giảm đau, sưng tấy vùng họng.

Tuyệt đối phụ huynh không được tự ý kê đơn cho trẻ nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đa số những trẻ bị áp xe amidan thường sẽ được điều trị tại bệnh viện để các bác sĩ theo dõi thường xuyên. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể can thiệp bằng phẫu thuật.

Cha mẹ không nên xem thường khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho 3

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh nếu trẻ bị nhiễm trùng do amidan

Chăm sóc trẻ em bị viêm họng tại nhà

Viêm họng là một bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa đông. Để chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước: Uống nước nhiều sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện viêm họng.
  • Thường xuyên lau sạch mũi và miệng cho trẻ: Vi khuẩn và virus có thể tồn tại trong vùng miệng và mũi, khi trẻ ho, hắt hơi hay nói thì các vi khuẩn này có thể lây lan ra bên ngoài và gây nhiễm trùng. Do đó, bạn nên giúp trẻ lau sạch mũi và miệng thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm như paracetamol hoặc ibuprofen (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để giảm đau và giảm viêm cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn uống đúng cách: Đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Giữ ấm cho trẻ: Khi trẻ bị viêm họng, cơ thể sẽ mất nhiệt nhanh hơn, do đó bạn cần giữ ấm cho trẻ bằng cách giữ cho phòng có nhiệt độ ấm áp và cho trẻ mặc quần áo ấm.

Nếu các triệu chứng không giảm đi sau vài ngày hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị thích hợp.

Viêm họng nhưng không ho là một tình trạng hay xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại có thể là dấu hiệu của một số bệnh như trào ngược dạ dày, áp xe quanh amidan,... cha mẹ cần lưu tâm, quan sát các biểu hiện của con trẻ để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, tránh để tình trạng kéo dài khiến trẻ mắc các biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin