Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Phụ nữ mang thai có cơn gò như thế nào thì nhập viện?

Ngày 14/10/2023
Kích thước chữ

“Mẹ tròn con vuông” là điều mà chị em phụ nữ mong muốn nhất khi mang thai. Vì thế mà các kiến thức mang thai và chuẩn bị sinh nở là chủ đề được nhiều chị em tìm hiểu. Vậy phụ nữ mang thai có cơn gò như thế nào thì nhập viện?

Thực tế, các chị em phụ nữ khi mang thai vẫn còn nhầm lẫn giữa cơn gò tử cung thực sự và cơn gò sinh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em phân biệt các cơn gò này và giải đáp thắc mắc p“hụ nữ mang thai có cơn gò như thế nào thì nhập viện, cùng theo dõi ngay nhé!

Cơn gò chuyển dạ là gì?

Hai loại cơn gò khi mang thai mà các chị em phụ nữ thường gặp phải bao gồm:

  • Cơn gò chuyển dạ: Diễn ra vào sau tuần thứ 37, khi em bé đã đủ tháng;
  • Cơn gò chuyển dạ sinh non: Cơn gò này thường xuất hiện ở tuần thứ 22 đến tuần 37 trong chu kỳ mang thai.

Thông thường, cơn gò chuyển dạ thật sự sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng đau tăng dần và kéo dài hơn. Tần suất của cơn đau cũng sẽ dồn dập hơn. Đây là dấu hiệu nhận biết việc sinh con của thai phụ sẽ diễn ra trong vài giờ tới. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi thai phụ mà thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài khác nhau.

Cơn gò như thế nào thì nhập viện  1
Cơn gò chuyển dạ thật sự sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng đau tăng dần và kéo dài hơn

Có các loại cơn gò tử cung nào?

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu sẽ dễ nhầm lẫn cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ thật sự, bởi chúng mang những dấu hiệu tương tự nhau. Dưới đây là những đặc điểm đặc trưng giúp các mẹ phân biệt được các loại cơn gò này.

Cơn gò sinh lý

Cơn gò sinh lý xảy ra trong quá trình mang thai có những đặc điểm sau:

  • Cơn gò diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 30 - 60 giây/lần và xảy ra không liên tục.
  • Khi xuất hiện cơn gò sinh lý, mẹ bầu không quá đau đớn, cơn đau trong mức có thể chịu được.
  • Cơn gò sinh lý có thể xuất hiện khi mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khi di chuyển, đi lại nhiều, khi có lực tác động vào bụng hoặc khi quan hệ vợ chồng;
  • Cảm giác đau của cơn gò sinh lý không tăng dần.

Cơn gò chuyển dạ sinh non

Cơn gò chuyển dạ xuất hiện từ tuần 37 trở về trước thì đó là dấu hiệu của việc dọa sinh non hay sinh non. Cơn gò sinh non xuất hiện sẽ có các đặc điểm sau:

  • Mẹ bầu bị co thắt tử cung;
  • Cảm giác bụng bị cứng lại và thắt chặt;
  • Cảm giác bị áp lực trong bụng và có lực nén lên phần xương chậu;
  • Đau lưng và bụng âm ỉ;
  • Chuột rút ở bụng và chân.

Đặc biệt lưu ý khi thai phụ gặp cơn gò chuyển dạ sinh non kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, chảy dịch âm đạo (vỡ ối), chảy máu âm đạo, thai phụ nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kịp thời xử lý.

Cơn gò chuyển dạ

Khi cơn gò chuyển dạ thật sự xuất hiện, thai phụ sẽ có các cảm giác và triệu chứng sau:

  • Đau vùng bụng dưới và lưng, cơn đau giống với đau bụng kinh nhưng với cường độ mạnh hơn nhiều.
  • Cơn đau tăng lên và lan rộng khắp vùng bụng, kèm theo đau ở hai bên liên sườn và hai bên bắp đùi.
  • Cảm giác xương chậu bị căng cơ và chèn ép mạnh.
  • Cơn đau xuất hiện liên tục dù mẹ đã uống nước hay nghỉ ngơi.
  • Thông thường, cơn đau tử cung xuất hiện sẽ kèm hiện tượng bung nút nhầy và ra máu có màu hồng nhạt.
Cơn gò như thế nào thì nhập viện  2
Cơn đau trong cơn gò chuyển dạ sẽ tăng lên và lan rộng khắp vùng bụng

Cơn gò như thế nào thì nhập viện?

Cơn gò tử cung thật sự khi xuất hiện sẽ khó biến mất mặc dù thai phụ đã nghỉ ngơi và uống nước. Vậy cơn gò tử cung như thế nào thì nhập viện? Cơn gò tử cung thật sự sẽ diễn ra với cường độ ngày càng mạnh và thường xuyên hơn. Điều này sẽ khiến cho tử cung của thai phụ dần mỏng hơn, giúp thai nhi dễ dàng chui ra ngoài khi đến thời điểm thích hợp. Cơn gò tử cung chuyển dạ báo hiệu thai phụ sắp sinh sẽ chia làm hai giai đoạn là cơn gò tử cung chuyển dạ pha tiềm thời và cơn gò tử cung chuyển dạ pha hoạt động.

Cơn gò tử cung chuyển dạ ở pha tiềm thời

Ở giai đoạn chuyển dạ pha tiềm thời, thai phụ sẽ cảm thấy sự tăng lên của cơn gò ở tử cung với biểu hiện bụng thắt chặt và giãn dần ra. Trong giai đoạn này, tử cung sẽ co lại liên tục giúp tử cung mở rộng và mỏng dần, hỗ trợ quá trình thai nhi chui ra khỏi bụng mẹ.

Tùy vào cơ địa của thai phụ mà cơn gò tử cung ở giai đoạn này sẽ diễn ra khác nhau. Tuy nhiên, cơn gò này sẽ có chung đặc điểm là thời gian diễn ra khoảng từ 30 - 90 giây. Ban đầu, khi mới xuất hiện, cơn gò tử cung sẽ diễn ra nhẹ nhàng, mẹ bầu chỉ có cảm giác hơi đau. Sau đó, cơn gò sẽ diễn ra liên tục và nhanh hơn. Khi đến cuối pha tiềm thời, các cơn gò chỉ cách nhau 5 phút kèm với dấu hiệu cổ tử cung mở, xuất hiện dịch nhầy màu hồng hoặc có thể vỡ nước ối.

Cơn gò như thế nào thì nhập viện 3
Phụ nữ mang thai có cơn gò như thế nào thì nhập viện là thắc mắc của nhiều người

Cơn gò tử cung chuyển dạ ở pha hoạt động

Ở giai đoạn chuyển dạ pha hoạt động, cơn gò tử cung sẽ diễn ra với cường độ mạnh hơn rất nhiều, kèm theo triệu chứng chuột rút ở chân và đau mỏi lưng hoặc toàn thân. Cổ tử cung của thai phụ lúc này sẽ dần mở rộng hết cỡ, khoảng từ 4 - 10 cm, giúp thai nhi dễ dàng chui ra ngoài.

Cơn gò tử cung ở giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 25 - 60 giây, cách nhau 3 - 5 phút. Khi bước vào giai đoạn này, thai phụ nên báo cho bác sĩ để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn. Đây cũng là đáp án cho thắc mắc cơn gò như thế nào thì nhập viện.

Cách giúp mẹ bầu thoải mái trong cơn gò

Thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu khi phải đối mặt với cơn gò tử cung. Để cơn gò này diễn ra nhẹ nhàng hơn và không làm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, thai phụ có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Đi bộ nhẹ nhàng, lưu ý, cần dừng lại nghỉ ngơi, hít thở khi cơn gò xuất hiện.
  • Nghe bài nhạc mà thai phụ yêu thích để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Thực hiện ngồi thiền nếu thai phụ có thói quen ngồi thiền trong lúc mang thai.
  • Ngậm hoặc mút 1 thanh kẹo ngọt khi thai phụ có cảm giác buồn nôn.

Sau khi mang nặng 9 tháng 10 ngày, thai phụ bước vào giai đoạn xuất hiện cơn gò tử cung để chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Để cuộc vượt cạn được diễn ra an toàn và suôn sẻ, thai phụ cần hiểu rõ các vấn đề sau:

  • Quy trình chuyển dạ và dấu hiệu nhận biết cơn gò như thế nào thì nhập viện.
  • Các phương pháp giúp giảm đau khi sinh.
  • Cách thở và rặn khi thai phụ sinh thường.
  • Cách chăm sóc tốt cho vết khâu tầng sinh môn.
  • Cách chăm sóc bé sơ sinh.
Cơn gò như thế nào thì nhập viện 4
Dấu hiệu chuyển dạ là một trong những kiến thức mẹ bầu nên tìm hiểu

Thai phụ phải trải qua giai đoạn cơn gò tử cung trước khi đón bé yêu của mình. Giai đoạn này diễn ra mang đến cảm giác khó chịu cho thai phụ nhưng lại là giai đoạn quan trọng giúp tử cung giãn nở để thai nhi dễ chào đời. Bài viết trên đã cho thai phụ câu trả lời cơn gò như thế nào thì nhập viện. Hi vọng chị em phụ nữ sẽ vượt cạn một cách suôn sẻ, an toàn nhé!

Xem thêm: Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm