Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không? Cần lưu ý gì khi ăn bún bò

Ngày 27/03/2023
Kích thước chữ

Bún bò là một trong những đặc sản nổi tiếng đến từ xứ Huế. Với hương vị đậm đà, chuẩn vị với sự tỉ mỉ, cần mẫn của người làm, bún bò đã chinh phục được trái tim của cả những vị khách khó tính nhất, đặc biệt là mẹ bỉm sau sinh. Thế nhưng liệu đối với phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không? Sinh bao lâu thì mới có thể ăn bún được?

Bún bò là một món ăn vô cùng hấp dẫn và kích thích nhiều người muốn nếm thử, đặc biệt với người phụ nữ thì bún bò giúp mang lại các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh thì chế độ ăn uống được chế biến nghiêm ngặt và vô cùng kỹ lưỡng. Do vậy, có nhiều mẹ bỉm rất thèm món bún này nhưng lại thắc mắc sau sinh ăn bún bò được không, điều này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết sau đây.

Giải đáp thắc mắc sau sinh ăn bún bò được không?

“Sau sinh ăn bún bò được không?”. Câu trả lời là có mẹ bỉm nhé! Tuy nhiên, phải hạn chế ăn hay ăn với khẩu phần phù hợp nhất, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và bé khi bú hoặc các mẹ có thể thay thế bún bằng phở thì sẽ tốt hơn. Vậy tại sao sau sinh lại hạn chế ăn bún bò?

Phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không? Cần lưu ý gì khi ăn bún bò 1Phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không và sau khi ăn có ảnh hưởng gì

Phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn bún bởi những lý do cần lưu ý sau:

  • Sợi bún được làm từ gạo, gạo ngâm với nở chua nên chứa axit cao, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của mẹ. Hệ tiêu hóa của các mẹ sau sinh khá yếu, việc ăn bún sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,... ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
  • Sản xuất bún hiện nay đều được thêm vào các chất formol, hàn the vào bún để giữ được độ mềm dai, tươi ngon và đẹp mắt trong từng sợi bún, ngoài ra còn tăng độ bảo quản cho bún được lâu hơn. Những chất này được nhà nước khuyến cáo không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, nên mẹ sau sinh ăn bún thì sức khỏe của mẹ và bé đều bị ảnh hưởng rất lớn.

Lý giải cụ thể hơn khi bún chứa axit làm hư dạ dày

Tuy bún được làm từ gạo nhưng để tạo thành các sợi bún trắng tươi cũng như bảo quản bún được lâu hơn, nhiều cơ sở sản xuất bún đã cho các chất axit gây hỏng dạ dày cùng các chất bảo quản trong quá trình sản xuất bún.

  • Chất formol: Một loại chất làm cho sợi bún trắng, tươi ngon không bị thiu nhanh. Formol là hoạt chất vô cùng gây hại đến sức khỏe của con người, là chấm cấm sử dụng trong thực phẩm dù là ít hay nhiều.
  • Axit oxalic: Là chất hữu cơ được dùng trong khi sản xuất bún, chất này giúp tẩy trắng bún, khiến sợi bún trở nên ngon và đẹp mắt. Đây cũng được xếp vào hóa chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Bởi nếu nạp axit oxalic quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị co thắt, khả năng ngộ độc cao gây hỏng dạ dày.
  • Chất tinopal: Hay được gọi là chất huỳnh quang, tác dụng của chất này làm cho bún có độ bóng loáng hơn. Loại chất này là loại chất thứ ba được xếp vào hàng chất cấp khi chế biến thực phẩm, chỉ được sử dụng trong tạo bóng cho sơn, sản xuất giấy hoặc vải.

Hàn the trong bún ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Nhiều mẹ sau sinh vẫn còn băn khoăn “Sau sinh ăn bún bò được không?” thì mẹ hãy nhớ kỹ rằng trong bún chắc chắn sẽ có rất nhiều hàn the khiến sức khỏe suy giảm. Hàn the giúp sợi bún trở nên dài, không kết dính và giòn hơn. Đây là chất cấm thứ tư trong chế biến thực phẩm.

Khi cơ thể 1 ngày nạp nhiều hàn the sẽ dẫn đến các trường hợp bị ngộ độc, chướng bụng, gây nôn mửa, thậm chí là tiêu chảy. Hơn thế nữa, hàn the sẽ gây tổn thương đến thận, làm rối loạn quá trình trao đổi chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Lượng sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng khi mẹ ăn bún

Nguồn sữa từ mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất lớn cho trẻ, không chỉ tốt mà còn giúp trẻ phát triển rất nhiều, khi cơ thể mẹ nạp nhiều chất phụ gia bảo quản cũng như những chất độc trong bún thì nguồn sữa của mẹ cũng bị ảnh hưởng. Dẫn đến việc em bé uống sữa mẹ thì sức khỏe của bé bị tác động không kém.

Phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không? Cần lưu ý gì khi ăn bún bò 2Lý giải chi tiết thắc mắc sau sinh ăn bún bò được không

Chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều, do vậy bún không những gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn làm ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của em bé.

Sau sinh thời gian nào ăn bún bò là hợp lý

Vậy nếu hạn chế ăn bún bò thì sau thời gian bao lâu mẹ sẽ được thưởng thức món ăn ngon này? Nhiều chị em sau sinh thèm ăn các món được chế biến từ bò hay từ bún, dẫn đến việc có rất nhiều câu hỏi được đặc ra, theo dõi giải đáp sau đây để biết khi nào thì được ăn bún bò:

Sau sinh 2 tháng có thể ăn bún bò được, tuy nhiên sức khỏe của mẹ sau sinh khá nhạy cảm và không ổn định và nguồn dinh dưỡng mẹ cung cấp cho cơ thể cũng chính là nguồn dinh dưỡng nạp vào cho em bé.

Mặc dù có thể ăn bún sau 2 tháng, nhưng các mẹ cũng cần chú ý, đảm bảo an toàn tuyệt đối thì các mẹ chỉ ăn ở mức độ ít, tránh ăn nhiều và ăn thường xuyên sẽ khiến có chế sức khỏe thay đổi, các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và tức bụng nhiều hơn.

Phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không? Cần lưu ý gì khi ăn bún bò 3Sau sinh bao lâu thì được ăn bún bò và có hạn chế gì không

Lưu ý các cách kiểm tra bún có đảm bảo an toàn

Bún tươi ngon, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sẽ giúp mẹ tránh được các chất gây hại từ nhiều cơ sản sản xuất bún cho vào trong quá trình chế biến bún hiện nay. Do vậy, các mẹ hãy tham khảo các cách sau đây để kiểm tra thực phẩm đưa vào cơ thể có an toàn hay không:

  • Thông qua mùi bún: Nếu cảm thấy có mùi hơi chua, có mùi lạ thì chắc chắn có chất phụ gia. Một phần mùi bún chua có thể là do để lâu, mùi ôi thiu nhiều, khi sử dụng chắc chắn cơ thể bị rối loạn gây buồn nôn như bị ngộ độc thực phẩm.
  • Sử dụng bột nghệ: Sử dụng bột nghệ để biết trong bún có chứa nhiều chất bảo quản hay hàn the hay không. Cho bún vào bột nghệ, thấy bún chuyển sang màu xanh thì đảm bảo bún có rất nhiều hàn the.
  • Dùng bóng đèn huỳnh quang: Chiếu đèn huỳnh trang xuống bún, thấy bún trắng bóng thì có chứa chất phụ gia, nếu thấy bún có màu đục tối thì không chứa chất bảo quản, hàn the hay phụ gia.
Phụ nữ sau sinh ăn bún bò được không? Cần lưu ý gì khi ăn bún bò 4Kiểm tra thực phẩm an toàn trước khi cung cấp vào cơ thể mẹ

Những lưu ý các mẹ cần tham khảo khi sử dụng bún trong chế biến món ăn:

  • Sử dụng bún ở những cơ sở uy tín đảm bảo chất lượng, thường thì cơ sở lâu đời sẽ được khách hàng đánh giá tốt rất nhiều.
  • Chỉ nên ăn 1 - 2 lần trong tuần, tránh việc ăn quá nhiều sức khỏe bị ảnh hưởng.
  • Muốn ăn bún các mẹ hãy sử dụng bún khô, vì trong bún khô sẽ chứa rất ít chất phụ gia, do vậy sức khỏe của mẹ và em bé được bảo đảm nhiều hơn.

Chắc hẳn rằng những thắc mắc của các mẹ về “Sau sinh ăn bún bò được không?” đã được giải đáp chi tiết thông qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu. Hy vọng với những thông tin này, các mẹ sẽ có thêm kiến thức về thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin