Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau sinh, các chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú rất cần một chế độ ăn đầy đủ, khoa học để nâng cao sức khỏe cả mẹ và bé. Có tin đồn cho rằng bún mắm là một món ăn chị em phải kiêng kem. Vậy điều này có thực sự đúng? Liệu sau sinh ăn bún mắm được không?
Bún mắm từ lâu đã là món ăn nổi tiếng thơm ngon lạ miệng rất được người Việt ưa chuộng. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh ăn bún mắm được không vẫn đang là điều gây tranh cãi. Hãy cùng phân tích trong bài viết dưới đây để có đáp án chính xác nhất.
Từ lâu, bún mắm đã là một món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ nước ta. Về nguồn gốc, món ăn này xuất phát từ nước Campuchia. Tuy nhiên khi bắt đầu xuất hiện ở miền Tây thì nó đã được biến tấu và sáng tạo thêm rồi trở thành một món ăn mang đậm hương vị của người dân nơi đây. Từ những năm 1970, nó đã được đưa lên Sài Gòn, với sự yêu thích của đông đảo thực khách, bún mắm đã thực sự trở thành món ăn đặc sản của vùng Tây Nam Bộ yêu thương.
Về nguyên liệu, món ăn này bao gồm các thành phần: Bún, mắm cá linh, mắm cá sặc, tôm, mực ống, xương sườn, thịt heo quay, cà tím cùng các gia vị như sả, ớt, tỏi và ăn kèm với các loại rau sống như bông súng, rau nhút, xà lách…
Hiện nay, có nhiều cách biến tấu chế biến khác nhau, tuy nhiên nó vẫn luôn giữ được hương vị đặc trưng cùng nước lèo đậm vị kết hợp với vị ngọt của hải sản tươi, độ béo của thịt heo và mùi thơm nồng của mắm cá. Nhờ hương vị độc đáo, thơm ngon mà lạ miệng này, tô bún mắm luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng lại với hầu hết mọi người, kể cả các chị em phụ nữ sau sinh.
Bún mắm được tạo thành từ hai phần chính là bún và mắm cá. Vậy nên để trả lời cho câu hỏi “sau sinh ăn bún mắm được không?”, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu phân tích tác động của hai thành phần này lên sức khỏe của mẹ và bé ngay dưới đây nhé!
Bún là thực phẩm truyền thống, rất phổ biến, thường xuyên được sử dụng trong các bữa ăn của người Việt ta. Bún thường là sợi trắng, tròn và mềm. Nguyên liệu làm bún rất đơn giản và quen thuộc, đó là tinh bột gạo tẻ, được dùng khuôn để tạo sợi sau đó luộc chín bằng nước sôi. Như vậy, vốn dĩ bún là món ăn rất an toàn, lành tính.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, để tối ưu hóa lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đã thêm vào bún các hóa chất độc hại như hàn the, formol, huỳnh quang… Gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé nên để phòng ngừa nguy cơ, sau sinh các mẹ không nên ăn bún.
Hàn the: Đây là một hợp chất hóa học, còn có tên gọi khác là Borax, rắn, màu trắng đục, không mùi, không vị, tan dễ dàng trong nước, có công dụng diệt khuẩn và nấm mốc. Khi sử dụng với các loại thực phẩm, nó như một loại phụ gia giúp chống bết dính, có độ giòn dai hơn, bảo quản lâu hơn và tăng cảm giác ngon nên thường được nhiều nhà sản xuất thêm vào bún, phở, giò, chả…
Tuy nhiên, từ những năm 1990, hàn the là chất bị Bộ Y tế liệt vào danh sách cấm sử dụng làm phụ gia trong chế biến thực phẩm. Nguyên nhân là bởi chỉ khoảng 70% hàn the vào cơ thể sẽ bị đào thải, còn lại nó sẽ tích tụ dần trong mô, trong tế bào. Đối với người có hệ tiêu hóa yếu như phụ nữ sau sinh dễ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Lâu dần sẽ gây ngộ độc gan, rối loạn chức năng thận, kích thích hệ thần kinh gây trầm cảm, ngoài ra còn gây rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt.
Do đó, dùng thực phẩm có chất này sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột, gan, thận của mẹ và đặc biệt có thể theo đường sữa gây nhiễm độc cho trẻ, khiến trẻ kém phát triển.
Formol: Đây là chất bị Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) liệt vào danh sách hóa chất độc hại và nghiêm cấm sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Tuy nhiên nhiều cơ sở đã sử dụng hóa chất này làm chất bảo quản bún tươi lâu hơn.
Sử dụng thực phẩm có chứa chất này có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như viêm loét dạ dày, nôn mửa, hôn mê, ung thư thậm chí biến đổi gen… Ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Huỳnh quang: Còn có tên gọi khác là Tinopal, hay chất tẩy trắng quang học, đây là hóa chất tẩy rửa cực mạnh, bị nghiêm cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Chất này được thêm vào với mục đích giúp bún có độ bóng đẹp mắt, luôn mềm, lâu thiu, không bị cứng. Khi vào cơ thể, Tinopal sẽ gây nguy hại lên gan, thận, hệ thần kinh, thậm chí gây biến đổi gen, tăng nguy cơ ung thư.
Bún mắm có được hương vị thơm ngon, độc đáo là nhờ phần nước dùng đặc biệt nấu từ mắm cá linh hoặc mắm cá sặc. Tuy nhiên, các chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn thực phẩm này vì nó có thể gây ra một số tác hại như sau:
Như vậy, vì bún và mắm cá đều là hai yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nên sau sinh tốt nhất các mẹ nên tránh ăn bún mắm. Sau 1 - 2 tháng, khi sức khỏe hồi phục, hệ tiêu hóa tốt hơn, các chị em có thể ăn được bún mắm nhưng cần lưu ý những điều sau:
Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề phụ nữ sau sinh ăn bún mắm được không. Hy vọng qua bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cũng như biết được thêm các lưu ý, từ đó chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.