Mẹ bỉm là đối tượng cần phải chú ý nhiều đến sức khỏe bởi cơ thể sau khi “vượt cạn” rất yếu và cần được tẩm bổ để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh sẽ bú sữa mẹ nhiều nên việc ăn uống của mẹ bỉm có thể tác động đến sức khoẻ của con nhỏ. Vậy sau sinh ăn đu đủ chín được không? Ăn như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Dinh dưỡng mẹ bỉm sau sinh cần chú ý điều gì?
Với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, họ cần nạp năng lượng nhiều hơn khoảng 500kcal/ngày so với khi chưa mang thai. Lúc này, người mẹ cần bổ sung đa dạng thực phẩm để bồi bổ sức khỏe của bản thân, đồng thời đảm bảo cung cấp dòng sữa tốt nhất cho con. Một số nhóm chất cần mẹ bỉm tiêu thụ như:
- Chất đạm: Tổng lượng đạm cần cung cấp cho phụ nữ sau sinh là 79g/ngày trong 6 tháng đầu. Ở 6 tháng tiếp theo, lượng đạm cần tiêu thụ khoảng 73g/ngày. Vì thế, họ nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc, trứng, sữa, đậu đỗ.
- Chất béo: Mẹ bỉm nên ăn các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như EPD, DHA, N3, N6,... Những chất béo này có nhiều trong dầu cá, dầu thực vật. Việc tiêu thụ chất béo lành mạnh vừa tốt cho người mẹ, lại vừa giúp bé phát triển trí não và thị lực.
- Vitamin và chất khoáng: Đây là nhóm chất cực kỳ cần thiết cho sức khỏe mẹ bỉm sau sinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị phụ nữ đang cho con bú nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều chị em sau khi sinh hay gặp tình trạng táo bón, ăn nhiều rau củ quả sẽ tăng cường chất xơ, hỗ trợ nhuận trường.
- Nước: Để sản xuất đủ sữa cho bé bú, mẹ bỉm cần uống nước thường xuyên khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Nước lọc chính là loại nước uống tinh khiết và tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra trong ăn uống hàng ngày, phụ nữ mang thai có thể ưu tiên ăn món canh, hầm, súp, cháo để vừa dễ tiêu mà vừa cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Đường bột: Tiêu thụ tinh bột một cách khoa học để cơ thể người mẹ vừa nạp đầy đủ năng lượng mà không bị tăng cân nhanh chóng. Họ cần ăn đa dạng các loại tinh bột như cơm, mì, phở, khoai tây, khoai lang. Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên ưu tiên ăn tinh bột tốt như cơm nấu bằng gạo lứt, bánh mì nguyên cám.
Phụ nữ sau sinh nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể
Vậy sau sinh, người phụ nữ cần kiêng cử những thực phẩm nào? Các thực phẩm được liệt kê vào “danh sách đen” của mẹ bầu như sau:
- Rượu bia: Nếu người mẹ sử dụng rượu bia sau sinh thì không chỉ gây hại nghiêm trọng đến bản thân, mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ tiêu hoá của trẻ khi bú sữa mẹ.
- Trà, cà phê: Đây là những loại nước uống gây khó ngủ. Vậy nên, nếu mẹ bỉm đang cho con bú thì bé sẽ bứt rứt, khó chịu và khó ngủ.
- Đồ ăn cay nóng, đóng gói: Những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn với gia vị cay nóng sẽ khiến mẹ bỉm dễ bị nặng bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi tiêu thụ các thực phẩm này không đảm bảo, dễ làm phụ nữ sau sinh bị tiêu chảy.
Sau sinh ăn đu đủ chín được không?
Nhiều người thắc mắc có được ăn đu đủ chín sau khi sinh không bởi lo sợ sẽ gây ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé. Đu đủ chín là trái cây giàu Vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ bỉm đang cho con bú. Do đó, sau khi sinh, bạn hoàn toàn có thể tiêu thụ chúng.
Sau sinh ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được các mẹ bỉm quan tâm
Trong quả đu đủ chín chứa lượng lớn Vitamin A, C, E, K, Folate, Axit Pantothenic cùng các khoáng chất như Magie, Kali, Canxi nên chúng hỗ trợ tốt cho sức khoẻ người phụ nữ sau sinh:
- Kiểm soát cân nặng: Phần lớn các mẹ bỉm đều sợ tăng cân mất kiểm soát sau sinh con. Đu đủ rất ít calo và đường nên bạn có thể ăn mà không lo cân nặng sẽ tăng nhiều.
- Nâng cao hệ miễn dịch: Vì đu đủ giàu Vitamin C nên giúp cơ thể mẹ bỉm nhanh chóng phục hồi sau sinh, cũng như tăng cường sức đề kháng.
- Giảm táo bón: Hàm lượng lớn chất xơ hoà tan trong đu đủ chín sẽ giúp cải thiện tiêu hoá.
- Tăng tiết sữa: Ăn đu đủ giúp cơ thể phụ nữ sản sinh ra hormone oxytocin, từ đó góp phần tăng tiết lượng sữa cho bé bú.
Những lưu ý khi ăn đu đủ chín
Khi ăn đu đủ cần gọt sạch vỏ, lọc bỏ hạt
Sau khi tìm hiểu về vấn đề sau sinh ăn đu đủ chín được không, bạn cũng nên tham khảo các chú ý về cách ăn đu đủ khoa học để không bị phản tác dụng:
- Không ăn đu đủ chín hàng ngày: Dù đây là thực phẩm tốt nhưng nếu ăn đu đủ hàng ngày và duy trì trong thời gian dài sẽ khiến da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Mẹ bỉm đang cho con bú nếu không muốn con mình bị vàng da do bú sữa trực tiếp thì chỉ nên ăn lượng đu đủ vừa phải.
- Không ăn khi bị tiêu chảy: Việc ăn đu đủ lúc đang bị tiêu chảy sẽ khiến bệnh nặng hơn. Hành động này làm cơ thể mất nước trầm trọng, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Không ăn hạt đu đủ: Lúc ăn đu đủ chín, bạn cần gọt vỏ, lọc sạch hạt bên trong và chỉ ăn phần thịt. Bởi hạt của quả đu đủ rất độc, nó có thể làm rối loạn mạch đập và suy nhược hệ thống thần kinh.
- Không ăn đu đủ lạnh: Nhiều người thích bảo quản đu đủ trong tủ lạnh để khi ăn ngon miệng hơn. Đây là sai lầm dễ gây hại cho sức khoẻ vì bản thân đu đủ đã mang tính hàn. Ăn nhiều đu đủ lạnh sẽ rất dễ làm lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc sau sinh ăn đu đủ chín được không. Hy vọng sau khi đọc bài viết, các mẹ bầu sau sinh có thể yên tâm bổ sung loại quả này vào thực đơn của mình.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp