Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Positive Reinforcement (Củng tố tích cực) và những điều cần biết

Ngày 15/04/2024
Kích thước chữ

Positive Reinforcement còn gọi là củng cố động lực để xem xét hành vi của cá nhân với hậu quả hành vi đó gây ra. Điều này nghĩa là cá nhân có xu hướng lặp lại hành vi tạo ra sự tích cực và không lặp hành vi gây hậu quả tiêu cực.

Positive Reinforcement (thuyết củng cố động lực) được đề xuất bởi BF Skinner và các cộng sự. Nó được xây dựng dựa vào quy luật của hiệu ứng. Lý thuyết này để xem xét các hành vi của cá nhân với hậu quả để lại sau cùng. Để tìm hiểu thêm về thuyết này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Định nghĩa Positive Reinforcement (củng cố tích cực) là gì?

Positive Reinforcement (củng cố tích cực) là khái niệm gắn liền với công việc của nhà tâm lý học hành vi B.F. Skinner. Ông đã xem xét về sự thay đổi của các hành vi thông qua cách đối xử với một người dựa trên những điều mà họ đã làm. Đây là lý thuyết còn được biết đến tương tự như một dạng điều kiện hóa từ kết quả (Operant Conditioning).

Positive Reinforcement (Củng tố tích cực) và những điều cần biết 1
Củng cố tích cực trong việc giáo dục các hành vi của con người

Củng cố tích cực đề cập chủ yếu đến việc đặt ra các kích thích mong muốn hoặc để thỏa mãn một đối tượng khi học thực hiện hành vi nào đó. Điều này còn được coi là trao phần thưởng nhằm khuyến khích hành vi tốt hoặc sự thay đổi các hành vi xấu đã tồn tại trước trước đây. Positive Reinforcement được ứng dụng đa dạng các lĩnh vực từ phòng thí nghiệm, trong giáo dục, học tập và trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.

Cách thức hoạt động của Positive Reinforcement

Cách thức hoạt động chủ yếu của Positive Reinforcement là sự kích thích về mong muốn để thỏa mãn đối tượng sau khi thực hiện hành vi nhất định. Hành động này để củng cố cho hành vi đó và làm hành vi đó xảy ra nhiều hơn trong tương lai. Kỹ thuật này chính là phương pháp giáo dục các hành vi xấu và củng cố các hành vi đang tồn tại tích cực.

Positive Reinforcement (Củng tố tích cực) và những điều cần biết 2
Quan sát và tìm ra phương pháp củng cố hành vi tích cực hiệu quả

Về bản chất, ý tưởng của sự củng cố tích cực là để con người có thể sửa đổi hành vi thông qua việc kiểm soát các hậu quả xảy ra theo sau nó. Ông B.F. Skinner đã cho rằng việc học tập là một quá trình tích cực.

Những suy nghĩ và động cơ bên trong không thật sự cần thiết trong việc giải thích hành vi. Thay vào đó, ông cho rằng lời giải thích có thể đến từ các nguyên nhân bên ngoài và có thể quan sát được. 

Khi một hành vi đạt kết quả tích cực (sự củng cố), hành vi này có khả năng xảy ra tiếp tục trong tương lai. Ngược lại, khi xuất hiện hành vi tiêu cực (sự trừng phạt) gây ra năng lượng tiêu cực thì hành vi đó sẽ có xu hướng ít xảy ra hơn.

Một số loại Positive Reinforcement phổ biến

Hiện nay, thuyết củng cố tích cực sẽ có 4 loại khác nhau. Nó được ứng dụng nhằm khuyến khích các hành vi tích cực. Mỗi loại sẽ có hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh riêng biệt.

Positive Reinforcement (Củng tố tích cực) và những điều cần biết 3
Tham khảo bốn loại Positive Reinforcement chủ yếu

Natural positive reinforcement (củng cố tích cực tự nhiên)

Đây là các yếu tố xảy ra trực tiếp bởi kết quả của hành vi nào đó. Ví dụ: Khi một người cố gắng hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao. Đây là quá trình của sự nỗ lực nghiên cứu để có thể được tăng lương và thăng chức ở trong công việc.

Social positive reinforcement (củng cố tích cực xã hội)

Đây là dạng củng cố có liên quan đến việc bày tỏ sự ghi nhận với các hành vi để thỏa mãn cho đối tượng. Ví dụ: Khi phụ huynh khen ngợi con để biểu dương vì đã làm việc một cách xuất sắc. Việc giáo dục trẻ bằng cách biểu dương giúp trẻ duy trì hành vi tích cực hơn.

Tangible positive reinforcement (củng cố tích cực hữu hình)

Dạng củng cố này có liên quan đến vật chất hoặc phần thưởng thực tế đối với hành vi mà đối tượng đã thực hiện. Nó có thể gồm tiền bạc, đồ ăn vặt, đồ chơi, kẹo hoặc các đồ vật mà đối tượng mong muốn sở hữu được.

Củng cố tích cực với Token

Dạng củng cố này là các điểm hoặc mã đã được sử dụng khi thực hiện các hành động nhất định để đổi lấy một vật có giá trị khác. Ví dụ: Giáo viên có thể thưởng điểm cho học sinh khi chúng hoàn thành bài tập đúng thời hạn. Điểm số này được dùng để đổi lấy phần thưởng.

Ứng dụng Positive Reinforcement đa dạng lĩnh vực

Củng cố tích cực được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là hai dẫn chứng cụ thể khi áp dụng Positive Reinforcement.

Trong việc huấn luyện động vật

Củng cố tích cực trong việc huấn luyện động vật là cách ứng dụng kinh điển nhất. Trong khi thực hiện, người huấn luyện sẽ khen thưởng các hành vi tích cực của động vật và bỏ qua hành vi mà người huấn luyện không mong muốn.

Việc áp dụng sự củng cố tích cực được xem là cách huấn luyện động vật đã có từ thời đầu trong nghiên cứu tâm lý, đặc biệt là công trình của ông Skinner.

Positive Reinforcement (Củng tố tích cực) và những điều cần biết 4
Ứng dụng Positive Reinforcement hiệu quả trong việc huấn luyện động vật

Trước đây, ông đã tìm ra một phương pháp để khen thưởng cho hành vi tích cực được gọi là Skinner box. Trên cơ bản, chiếc hộp này sẽ bao gồm bộ phận tăng cường (đòn bẩy hoặc nút). Khi nhấn đúng theo quy định, nó sẽ đem đến phần thưởng như nước hoặc thức ăn. Đối với phương pháp này, động vật có thể học theo bằng cách thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để có thể nhận được phần thưởng. Đây chính là ví dụ điển hình về sự củng cố tích cực hữu hình.

Trong truyền thông xã hội

Trong những năm gần đây, việc sử dụng mạng xã hội trở nên tăng vọt. Sự củng cố tích cực chính là lý do để giải thích cho sự nhảy vọt này. Một số các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter đã tận dụng lượt thích, số người theo dõi và các hình thức củng cố tích cực để giữ chân người dùng. Ví dụ: Khi một người đăng ảnh trên Facebook có khả năng nhận được nhiều lượt thích từ người khác. Điều này sẽ khuyến khích họ tiếp tục đăng ảnh nhiều hơn.

Mức độ hiệu quả của Positive Reinforcement

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cũng cố tích cực thực sự đem đến hiệu quả. Kỹ thuật của thuyết củng cố tích cực còn được thực hiện rộng rãi trong nghiên cứu và cuộc sống hàng ngày. Sự kích thích để thỏa mãn đối tượng sau khi thay đổi hành vi là điều quan trọng để đạt được hiệu quả của thuyết củng cố tích cực. Khoảng cách về thời gian giữa hành vi với phần thưởng càng dài, mối liên hệ giữa hành vi và các yếu tố củng cố càng yếu đi. Đồng thời, khi kéo dài, nó còn có nhiều khả năng xuất hiện các hành vi khác can thiệp vào.

Củng cố tích cực được xem là biện pháp đơn giản hơn so với các phương pháp đào tạo khác. Nó tạo ra một tư duy tích cực đối với con người. Phương pháp này sẽ không gây ra các kết quả tiêu cực đối với các hành vi không mong muốn. Nó còn giúp hỗ trợ cải thiện về tinh thầntạo động lực cho người học.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích các hành vi dễ thực hiện hơn so với ngăn cản các hành vi. Có thể hiểu đơn giản, sự củng cố thường là công cụ mạnh mẽ để giáo dục và kiểm soát hơn so với sự trừng phạt

Tóm lại, Positive Reinforcement (củng cố tích cực) được xem là công cụ hữu ích giúp cho con người học hỏi và hiểu thêm về cách thực hiện để đem đến hiệu quả trong các hoàn cảnh khác nhau. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến giá trị tham khảo hữu ích đối với người đọc.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin