Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quai động mạch chủ vồng nguy hiểm như thế nào?

Ngày 05/01/2024
Kích thước chữ

Quai động mạch chủ là phần nối giữa động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống, phần này thường mỏng và yếu. Quai động mạch chủ vồng là trạng thái đoạn cong trên động mạch chủ phình ra, thuộc nhóm phình động mạch chủ ngực. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thiết yếu để trả lời cho câu hỏi quai động mạch chủ vồng nguy hiểm như thế nào?

Quai động mạch chủ vồng là tình trạng phần động mạch này bị phình giãn, thường là kết quả của tăng huyết áp không kiểm soát. Trong một số trường hợp, sự phình giãn này có thể dự báo về nguy cơ rủi ro về việc nứt, tách hoặc gãy động mạch chủ trong tương lai. Một khi sự cố này xảy ra, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân có thể lên đến 90%. Do đó, hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp câu hỏi quai động mạch chủ vồng nguy hiểm như thế nào?

Yếu tố nguy cơ dẫn đến quai động mạch chủ vồng

Xơ vữa động mạch, tích tụ mảng bám trên thành động mạch: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến quai động mạch chủ vồng và một số bệnh lý khác liên quan đến quai động mạch chủ.

Yếu tố di truyền: Nếu bệnh nhân đang mắc phải hội chứng Marfan, hội chứng Loeys–Dietz, hội chứng Ehlers - Danlos, hội chứng Turner và bệnh Behcet hay trong gia đình có người có bị phình động mạch chủ ngực thì nguy cơ bị quai động mạch chủ vồng tăng cao.

Bệnh lý nhiễm trùng hay viêm động mạch chủ: Bao gồm bệnh giang mai, bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ và bệnh viêm động mạch Takayasu.

quai-dong-mach-chu-vong-nguy-hiem-nhu-the-nao 1.jpg
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính dẫn đến quai động mạch chủ vồng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch như hút thuốc, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu, các yếu tố làm tăng căng thẳng lên thành động mạch chủ, bao gồm u tủy thượng thận, sử dụng cocaine, hẹp eo, nâng tạ cũng làm tăng khả năng phát triển quai động mạch chủ vồng.

Quai động mạch chủ vồng nguy hiểm như thế nào?

Quai động mạch chủ vồng có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch và thần kinh nguy hiểm, đe dọa tính mạng, bao gồm vỡ động mạch chủ (thường gặp ở vùng ngực trái hoặc màng ngoài tim, biểu hiện dưới dạng đau ngực dữ dội và hạ huyết áp hoặc sốc), bóc tách động mạch chủ và thuyên tắc động mạch gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Một số biến chứng hiếm gặp như sự hình thành lỗ rò động mạch chủ - thực quản hoặc động mạch chủ - phế quản.

Triệu chứng của quai động mạch chủ vồng

Đa số mọi người sẽ không xuất hiện triệu chứng nếu mắc phải quai động mạch chủ vồng, trừ trường hợp quai động mạch chủ bị vỡ. Tại thời điểm này, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như:

Nếu nghi ngờ vỡ quai động mạch chủ, bạn cần liên hệ cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời. Trước khi vỡ quai động mạch chủ, quai động mạch chủ vồng có thể gây ra một số triệu chứng không đặc trưng như:

  • Ho hoặc khàn giọng;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay của bạn;
  • Hơi thở ngắn;
  • Sưng ở cổ.
quai-dong-mach-chu-vong-nguy-hiem-nhu-the-nao 2.jpg
Quai động mạch chủ vồng kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ

Chẩn đoán quai động mạch chủ vồng

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán chứng quai động mạch chủ vồng:

  • Siêu âm bụng hai chiều: Siêu âm bụng hai chiều là sự kết hợp giữa siêu âm truyền thống và siêu âm Doppler để đánh giá các mạch máu trong bụng của bạn xem có bị tắc nghẽn hoặc phình động mạch hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính tim, hoặc CT tim, sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh ba chiều về tim và mạch máu của bạn.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của trái tim bạn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ, hay còn gọi là MRI tim, là sự kết hợp giữa sóng vô tuyến, nam châm và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh về tim và mạch máu của bạn.

Điều trị quai động mạch chủ vồng

Đối với bệnh nhân bị quai động mạch chủ vồng nhẹ, các phương pháp điều trị nội khoa để kiểm soát chặt chẽ tình trạng tăng huyết áp, tối ưu hóa lipid máu, cai thuốc lá và kết hợp với các biện pháp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch khác là đủ, bệnh nhân không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp hơn, một số lựa chọn điều trị được gợi ý như:

  • Phẫu thuật được sử dụng để sửa chữa các chỗ phình ra trong mạch máu sau khi chúng bị vỡ hoặc để ngăn chúng vỡ. Phẫu thuật có thể thực hiện một số phương pháp: phẫu thuật mở truyền thống, phương pháp nội mạch xâm lấn tối thiểu hoặc kết hợp cả hai.
  • Sửa chữa chứng phình động mạch chủ có cửa sổ là một thủ thuật sử dụng stent tùy chỉnh để điều trị chứng phình động mạch ảnh hưởng đến nhiều nhánh của động mạch chủ.
quai-dong-mach-chu-vong-nguy-hiem-nhu-the-nao 3.jpg
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân quai động mạch chủ vồng có thể được chỉ định phẫu thuật

Đối với bệnh nhân bị quai động mạch chủ vồng, bác sĩ và các nhân viên y tế cần cung cấp cho người bệnh các thông tin bao gồm yếu tố nguy cơ làm tiến triển bệnh, tầm quan trọng của điều trị nội khoa và thay đổi lối sống để người bệnh có ý thức tuân thủ điều trị. Đồng thời, người bệnh cũng cần biết các triệu chứng và dấu hiệu xuất hiện biến chứng để có thể nhận biết sớm và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết xoay quanh câu hỏi bệnh quai động mạch chủ vồng có nguy hiểm không? Hy vọng với những thông tin có thể giúp ích được cho người bệnh khi tìm hiểu về bệnh quai động mạch chủ vồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cơ thể người