Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì nhanh chóng tại nhà

Ngày 19/11/2023
Kích thước chữ

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện ở thanh thiếu niên. Để tự kiểm tra xem bạn có mắc bệnh trầm cảm hay không, bạn có thể thử quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì ngay tại nhà.

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì là một loạt câu hỏi liên quan đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh, nhằm đánh giá khách quan về tình trạng sức khỏe tâm lý và xác định nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm. Bộ câu hỏi này giúp đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp để hỗ trợ trẻ nhỏ trong quá trình phát triển của họ. Đặc biệt, ở độ tuổi dậy thì, trẻ thường phải đối mặt với sự biến động nhanh chóng về tâm trạng và thể chất, tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý nguy hiểm như trầm cảm.

Khi nào cần thực hiện quiz test?

Trẻ mắc phải trầm cảm kéo dài có thể gây ra bất ổn tâm lý và thể chất, dẫn đến suy kiệt, kém khả năng học tập, giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tự tử. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái để nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường trong suy nghĩ, hành vi hoặc cảm xúc của trẻ.

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì chính xác tại nhà 1
Thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản là một trong các biểu hiện của trầm cảm

Để đánh giá tình trạng tâm thần của trẻ, bậc phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tự thực hiện bài quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì ngay tại nhà nếu họ thấy có các dấu hiệu như:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, và suy sụp tinh thần.
  • Mất hứng thú với mọi hoạt động, kể cả những hoạt động trước đây trẻ yêu thích.
  • Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động nào.
  • Giảm khả năng tập trung, quyết định và xuất hiện khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống thay đổi đột ngột, có thể chán ăn hoặc ăn quá mức.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, gặp vấn đề như mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều mà vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Thái độ ít nói, trầm tính và không muốn giao tiếp với người khác.
  • Biểu hiện về thể chất như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu và khô miệng.
  • Cảm xúc tiêu cực, có ý định tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân hay còn gọi là hội chứng tự ngược đãi bản thân.

Ngoài ra, nếu trẻ có tiền sử gia đình về trầm cảm ẩn hay trầm cảm kháng nghị, rối loạn tâm lý khác hoặc trải qua các sự kiện đau buồn như mất người thân, giảm điểm học tập, hoặc cha mẹ ly hôn, việc thực hiện bài quiz test này sẽ giúp bậc phụ huynh đánh giá chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh của trẻ. Tuy nhiên, kết quả của bài test chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.

Để đảm bảo, gia đình cũng nên tạo điều kiện để trẻ được thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đặc biệt là khi kết quả test cảnh báo về nguy cơ trầm cảm cao.

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì PHQ-9

Phương pháp thực hiện

Trả lời 9 câu hỏi và ghi lại điểm số bạn đã chọn trong mỗi nhóm. Số điểm cho mỗi đáp án của câu hỏi được tính như sau:

  • Không ngày nào: 0 điểm;
  • Vài ngày: 1 điểm;
  • Hơn nửa số ngày: 2 điểm;
  • Gần như mọi ngày: 3 điểm.

Ví dụ, nhóm câu hỏi số 1: Nếu câu trả lời là “Không ngày nào” cho câu 1a, thì được 0 điểm; “Vài ngày” ở câu 1b, thì được 1 điểm; “Gần như mọi ngày” câu 1c, được 3 điểm cho câu hỏi này. Vì vậy, bạn ghi số điểm cao nhất là 3 vào cột “Điểm” cho nhóm câu hỏi này.

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì chính xác tại nhà 2
Trả lời 9 câu hỏi tính điểm và kiểm tra kết quả

Tổng các điểm của 9 nhóm câu hỏi cộng lại và so sánh với mục “Kết quả” để kiểm tra bạn có bị trầm cảm hay không, và mức độ trầm cảm của bạn là bao nhiêu.

Bội câu hỏi bài test

Câu 1

1a. Khó chìm vào giấc ngủ

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

1b. Khó ngủ thẳng giấc

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

1c. Ngủ quá nhiều

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 2

Bạn cảm thấy khá mệt mỏi hoặc có ít sinh lực:

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 3

3a. Chán ăn

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

3b. Ăn quá nhiều

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 4

Không muốn làm điều gì hoặc ít cảm thấy thích thú với điều gì?

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 5

5a. Cảm thấy nản chí, trầm buồn

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

5b. Cảm giác tuyệt vọng

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 6

6a. Suy nghĩ tiêu cực về chính bản thân

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

6b. Cảm thấy bản thân mình làm cho gia đình thất vọng

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 7

Khó tập trung vào công việc

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 8

8a. Vận động chậm, nói quá chậm, người khác có thể dễ dàng nhận thấy được

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

8b. Bạn quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên, đi đi lại lại nhiều

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

Câu 9

9a. Có suy nghĩ chết đi sẽ tốt hơn không?

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.

9b. Có suy nghĩ tự làm tổn thương cơ thể

  • Không ngày nào.
  • Vài ngày.
  • Hơn nửa số ngày.
  • Gần như mọi ngày.
Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì chính xác tại nhà 3
Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì chỉ với 3 phút ngay tại nhà

Kết quả

Tổng số điểm tối đa là 27. Nếu kết quả cuối cùng dưới 5, không có dấu hiệu trầm cảm.

  • 5 - 9 điểm: Trạng thái chán nản nhẹ nhàng.
  • 10 - 14 điểm: Mức độ trầm cảm nhẹ.
  • 15 - 19 điểm: Mức độ trầm cảm ở mức độ trung bình.
  • Trên 19 điểm: Trạng thái trầm cảm nghiêm trọng.

Nên làm gì nếu kết quả cho thấy bị trầm cảm?

Nếu kết quả quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì xác định rằng bạn đang trải qua trạng thái trầm cảm, đừng lo lắng quá, vì đây là một tình trạng có thể được cải thiện và điều trị hiệu quả.

Do đó, nếu kết quả xác nhận rằng bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề trầm cảm, hãy tuân thủ liệu pháp điều trị trầm cảm để đạt được sự hồi phục. Các chuyên gia tâm lý có thể yêu cầu sử dụng thuốc, áp dụng phương pháp điều trị tâm lý hoặc kết hợp cả hai để bạn có thể giải phóng cảm xúc khó chịu.

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì chính xác tại nhà 4
Tuân thủ liệu pháp điều trị trầm cảm để đạt được sự hồi phục cho trẻ

Ngoài ra, việc có sự ủng hộ và giúp đỡ từ những người xung quanh cũng rất quan trọng để có một lối sống lành mạnh.

Trên đây là quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm trạng hiện tại của mình. Nếu bạn nhận ra rằng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, quan trọng nhất là không nên nản lòng và hãy tin rằng bạn có khả năng vượt qua tình trạng khó khăn này. Bạn xứng đáng nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ, từ cả sự tư vấn chuyên nghiệp và một môi trường hỗ trợ để đồng hành cùng bạn!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin