Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quy trình thực hiện nội soi phế quản

Ngày 25/04/2022
Kích thước chữ

Nội soi phế quản là một kỹ thuật để xác định tình trạng viêm nhiễm ở phế quản nhằm xác định các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhất là bệnh viêm phế quản. Vậy nội soi phế quản là gì? Quy trình thực hiện nó như thế nào? 

Những thắc mắc của bạn sẽ được nhà thuốc Long Châu giải đáp thông qua bài viết bên dưới. Cùng tìm hiểu nhé. 

Nội soi phế quản là gì?

Nội soi phế quản là một phương pháp thực hiện giúp bác sĩ quan sát được bên trong hệ hô hấp của người bệnh một cách rõ ràng và chi tiết. Nhờ phương pháp này các bác sĩ sẽ kiểm tra các đường dẫn khí, thanh quản, khí quản, dây thanh âm, hầu họng một cách kỹ càng từ đó nắm được cấu trúc các bộ phận của đường thở. 

Phương pháp này còn hỗ trợ cho các bác sĩ lấy được các mẫu tế bào, dịch phổi hay các mẫu mô để phục vụ cho quá trình làm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh liên quan đến phổi, viêm phế quản.

Vậy khi nào cần thực hiện nội soi phế quản? Đó là khi bạn có các dấu hiệu mắc các bệnh lý liên quan đến phổi, đường dẫn khí hoặc có các sự cố trong lồng ngực. Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng để chữa trị một số sự cố như sặc dị vật,...

Quy trình thực hiện nội soi phế quản 1

Nội soi phế quản là một phương pháp thực hiện giúp quan sát được hệ hô hấp của người bệnh

Nội soi phế quản để làm gì?

Một số trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định nội soi phế quản để kiểm tra:

  • Điều trị ung thư tại đường hô hấp bằng cách áp dụng đồng trị phóng xạ.
  • Khắc phục các sự cố liên quan đến đường hô hấp hoặc khi ống dẫn khí bị hẹp.
  • Ngăn chặn và kìm hãm việc chảy máu trong.
  • Thông ống khí, đường thở do mắc dị vật.
  • Chẩn đoán và xác định mức độ phát triển của bệnh ung thư phổi.
  • Hút dịch đờm, chất nhầy để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán các bệnh liên quan đến phổi.
  • Khi cần chụp CT Scan hay X-quang nhằm phát hiện ra tình trạng bất thường ở hạch bạch huyết ngực hoặc các vấn đề khác thường ở phổi.
  • Khi bạn đang bị ho mãn tính, khó thở hoặc các triệu chứng tại đường hô hấp thì cần nội soi để tìm được nguyên nhân chính xác.

Quy trình thực hiện nội soi phế quản 2

Nội soi phế quản để thông ống khí, đường thở

Quy trình thực hiện nội soi phế quản

Chuẩn bị trước khi nội soi

Để quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ sự cố cố nào thì bạn cần thực hiện một số điều dưới đây:

  • Trước khi nội soi khoảng 6-12 tiếng, bạn không ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc ibuprofen thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nội soi.
  • Cần đi cùng người thân để hỗ trợ bạn trong quá trình di chuyển và giải quyết sự cố.
  • Sắp xếp công việc ổn thoải trước khi thực hiện nội soi vì bạn có thể cần vài ngày để nghỉ ngơi.

Quy trình thực hiện nội soi phế quản 3

Nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu trước nội soi thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Thực hiện nội soi phế quản

  • Nếu bạn có sử dụng răng giả, hàm giả, bác sĩ sẽ tháo ra trước khi thực hiện nội soi.
  • Có thể bạn sẽ được bác sĩ cho uống thuốc an thần để tâm lý ổn định khi thực hiện nội soi. Hoặc có thể tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch hay gây mê trong quá trình nội soi.
  • Bệnh nhân sẽ được nằm với tư thế như đang ngồi với phần đầu đặt ngửa ra sau, mặt nhìn lên trần nhà.
  • Thuốc tê xịt vào cổ họng để giảm sự khó chịu và cảm giác nôn khi đưa ống nội soi vào.
  • Công cụ được bác sĩ sử dụng là ống soi mềm có gắn thiết bị camera ở đầu.
  • Các bác sĩ sẽ đưa đầu có gắn camera vào mũi hoặc miệng, đi qua khí quản và đưa vào phổi. Nếu như được đưa vào mũi thì bác sĩ sẽ quan sát rõ phần đường hô hấp trên, đưa vào miệng thì bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi có bán kính to hơn. 
  • Trong quá trình nội soi phế quản, bệnh nhân sẽ được cung cấp oxy bằng công cụ mặt nạ dưỡng khí hoặc ống thở luồn vào mũi.
  • Máy theo dõi nhịp tim sẽ theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình nội soi.
  • Nếu cần rửa phổi, bác sĩ sẽ bơm dung dịch nước muối vào, lấy dịch phổi, các chất có hại và các mẫu tế bào từ phế nang của người bệnh. 

Sau khi nội soi phế quản

  • Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ thấy khá rát cổ họng trong vòng vài ngày. Bạn sẽ được chỉ định tránh ho, tránh nhổ đờm hay nước bọt tới khi có thể nuốt bình thường trở lại.
  • Bạn sẽ không được ăn hay uống cho tới khi có phản xạ nuốt (phản xạ ngày sẽ bị mất khoảng 4 tiếng sau khi kết thúc quá trình nội soi). Để kiểm tra phản xạ này đã trở lại hay chưa, bác sĩ sẽ dùng 1 que gòn và cù vào cổ họng của bạn. Trước khi phản xạ này có lại, bạn phải ngồi thẳng lưng trên giường. Khi phản xạ này có lại bạn chỉ nên uống từng ngụm nước, có thể ngậm kẹo hoặc súc miệng bằng dung dịch nước muối để cải thiện tình trạng đau họng.
  • Không được lái xe sau khi nội soi khoảng 8 tiếng.
  • Không hút thuốc lá.
  • Nếu bạn có sinh thiết cần làm xét nghiệm mẫu thì kết quả sẽ được thông báo cho bạn sau 2-3 ngày.

Quy trình thực hiện nội soi phế quản 4

Không hút thuốc lá sau khi nội soi phế quản

Nội soi phế quản là một kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh được sử dụng rộng rãi hiện nay. Thông qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về phương pháp này và có sự chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành nội soi. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.