Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ra ngoài trời lạnh có làm bạn bị cảm không?

Ngày 01/05/2022
Kích thước chữ

Nhiều loại virus lây lan dễ dàng hơn vào mùa đông và việc cài cúc áo khoác không chắc chắn sẽ bảo vệ bạn.

Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe: “Đừng ra ngoài mà không mặc áo khoác, bạn sẽ bị cảm lạnh”. Điều đó không hoàn toàn đúng.

Bị lạnh không phải là lý do chính khiến bạn bị cảm, tuy nhiên là thời tiết lạnh khiến bạn dễ bị cảm cúm hơn. Vẫn còn quá sớm để nói về tác động của thời tiết đối với virus Covid-19, nhưng các nhà khoa học bắt đầu nghĩ rằng có sự hoạt động khác nhau giữa virus cảm lạnh và cúm.

Ra ngoài trời lạnh có làm bạn bị cảm không? 1 Thời tiết lạnh dễ khiến bạn bị cúm hơn.

Ra ngoài trời lạnh có làm bạn bị cảm không?

Thời tiết lạnh có thể làm thay đổi lớp màng ngoài của virus cúm; nó làm cho màng rắn hơn và cao su hơn. Các nhà khoa học tin rằng lớp phủ cao su giúp việc lây truyền virus từ người sang người dễ dàng hơn.

Không chỉ có không khí lạnh mùa đông mới gây ra vấn đề. Không khí khô cộng với lạnh có liên quan đến việc bùng phát dịch cúm. Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia cho thấy rằng không khí mùa đông khô sẽ giúp virus cúm có khả năng lây nhiễm lâu hơn.

Hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng như thế nào khi thời tiết lạnh giá cũng rất quan trọng. Hít phải không khí lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến phản ứng miễn dịch trong đường hô hấp của bạn, điều này khiến virus dễ dàng xâm nhập. Đó là lý do tại sao quàng khăn qua mũi và miệng giúp hạn chế nguy cơ bị cảm.

Ngoài ra, hầu hết mọi người nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn vào mùa đông. Đó là một vấn đề vì mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chính, rất cần thiết cho sức khỏe hệ miễn dịch.

Hoạt động thể chất cũng có xu hướng giảm trong mùa đông. Mọi người có nguy cơ trì hoãn tập thể dục trong điều kiện có tuyết hoặc băng giá cao gấp ba lần.

Ra ngoài trời lạnh có làm bạn bị cảm không? 2 Mùa đông khiến chúng ta nhận ít vitamin D - một yếu tố cần thiết cho hệ miễn dịch.

Thay vào đó, mọi người dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà. Điều đó thường có nghĩa là tiếp xúc gần gũi hơn với những người khác, dẫn đến bệnh lây lan. 

Ngoài ra, thời tiết lạnh làm khô mắt và các màng nhầy trong mũi và cổ họng của bạn. Bởi vì vi-rút gây cảm lạnh và cúm thường được hít vào, vi-rút có thể dễ dàng bám vào những đoạn bị khô và bị suy yếu này.

Làm gì để hạn chế bị cảm vào mùa đông?

Mặc dù điểm mấu chốt là ẩm ướt và lạnh giá không khiến bạn bị ốm, nhưng chúng làm cơ thể bạn dễ bị nhiễm các loại virus cảm lạnh. Vì vậy, sau đây là một số lời khuyên mà bạn và gia đình có thể tham khảo để đi qua một mùa đông khoẻ mạnh.

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh chạm vào mặt, điều mà mọi người thường làm từ 9 đến 23 lần/giờ .
  • Giữ đủ nước. Việc uống đủ tám ly nước mỗi ngày là một mục tiêu tốt, nhưng điều đó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào lối sống và kích thước của mỗi người.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Các loại rau có lá màu xanh đậm rất giàu vitamin hỗ trợ hệ miễn dịch: Trứng, sữa tăng cường, cá hồi và cá ngừ có vitamin D.
  • Tiếp tục hoạt động thể chất, ngay cả trong mùa đông.
Ra ngoài trời lạnh có làm bạn bị cảm không? 3 Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp hạn chế bị cảm khi trời lạnh.
  • Thường xuyên lau chùi các bề mặt cứng, dễ tiếp xúc trong nhà.
  • Nếu mũi hoặc họng của bạn bị khô vào mùa đông, hãy cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Tiêm vắc-xin cúm.

Trên đây là bài viết giúp giải đáp thắc mắc rằng ra ngoài trời lạnh có làm bạn bị cảm không? Tuy rằng thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân khiến bạn bị cảm nhưng sẽ làm cơ thể bạn dễ nhiễm bệnh hơn. Vì thế, bạn cần phòng ngừa bệnh và tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung trái cây, vitamin, tập thể dục… Ngoài ra, bạn hãy giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh nhé!

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Healthywomen

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cảm cúm