Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào những tuần cuối của thai kỳ, vỡ ối là biểu hiện điển hình để nhận biết việc một đứa bé sắp ra đời. Thông thường, ra hay vỡ nước ối luôn đi kèm với cơn đau đẻ nhưng cũng có một số trường hợp vỡ nước ối nhưng không đau đẻ. Điều này làm các sản phụ hoang mang vì không biết khi nào mình sẽ đẻ và em bé có gặp vấn đề gì không.
Ra nước ối mà chưa đau đẻ, điều này làm các mẹ bầu hoang mang lo lắng. Vì vậy, việc hiểu biết về sau khi vỡ ối rất quan trọng vì điều này giúp mẹ bầu cần biết nên làm gì và chuẩn bị những gì khi vỡ ối. Vậy cần làm gì khi ra nước ối mà chưa đau đẻ, cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Nước ối là một loại dung dịch lỏng bao bọc thai nhi bên ngoài, túi ối thông thường nằm trong tử cung của người phụ nữ. Trong nước ối có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần quan trọng khác rất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi trong 9 tháng 10 ngày. Đồng thời, đây còn là một tấm đệm bao bọc thai nhi, giúp thai nhi an toàn trước những tác động vật lý từ bên ngoài.
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của thai nhi. Đây cũng là tín hiệu cảnh báo một số dấu hiệu bất thường về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn.
Nước ối bắt đầu được hình thành vào tuần thứ 2 của thai kỳ khi quá trình thụ thai xảy ra thành công. Nước ối luôn được duy trì và bắt đầu có sự biến đổi nhất định khi trở dạ, khi sản phụ sắp sinh, sẽ có hiện tượng vỡ ối. Lúc này, chức năng nước ối đã kết thúc.
Vỡ ối là hiện tượng nhiều dịch lỏng thoát ra ngoài với lượng nhiều ồ ạt. Bạn cảm nhận được vỡ ối khi túi ối bị bục ra, tiếp đó dịch lỏng tràn ra ngoài với một lượng lớn, ồ ạt và liên tiếp thông qua âm đạo. Phần dịch lỏng có màu trắng đục hoặc trắng trong, nâu hoặc hồng. Vì vậy, đôi khi chị em sẽ nhầm lẫn giữa nước tiểu và nước ối. Tuy nhiên, nước tiểu sẽ màu hơi vàng và có mùi.
Phần lớn, các ca sắp sinh khi vỡ ối và kèm theo cơn đau khi chuyển dạ. Nhưng một số mẹ bầu ra nước ối mà chưa đau đẻ nên họ hoang mang không biết mình đã gần sinh hay chưa. Trên thực tế, mẹ bầu ra nước ối mà chưa đau đẻ thì không phải là vấn đề đáng lo ngại hay nguy hiểm. Điều này là một biển hiện tự nhiên trước khi sinh, việc này được lý giải như một phản ứng sinh lý giúp mẹ bầu thích nghi, chuẩn bị cho quá trình rặn đẻ.
Ra nước ối là hiện tượng rò dịch lỏng ở âm đạo với số lượng ít và kéo dài, vỡ ối là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh ở mẹ bầu. Nhưng ra nước ối mà không đau đẻ khiến nhiều mẹ bầu hoang mang không biết khi nào mình sẽ sinh và có nguy hiểm gì không.
Theo các bác sĩ, thông thường, sau khi vỡ ối khoảng 12 - 24 giờ sẽ xuất hiện các cơn co thắt, đau đẻ báo hiệu sắp sinh. Vì vậy, ra nước ối mà chưa đau đẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Trong quá trình rỉ ối hay vỡ ối, tử cung sẽ mở rộng hơn để giúp đẩy bé ra ngoài, nếu mẹ bầu chưa cảm thấy đau là vì cơ thể chưa kịp thích nghi và phản ứng với việc tử cung đang mở rộng hơn để chuẩn bị sinh nở.
Đôi khi việc nhầm lẫn giữa nước ối hoặc nước tiểu làm mẹ bầu không biết mình đã vỡ nước ối, thêm việc bà bầu chưa đau đẻ khiến việc chuẩn bị sinh chậm trễ. Trường hợp này, nguy cơ nhiễm trùng túi ối và nhiễm khuẩn rất cao gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý các loại dịch lỏng tiết ra từ trong cơ thể để sớm nhận biết được dấu hiệu sắp sinh.
Quá trình rỉ ối thường kéo dài vài ngày, vỡ ối khiến quá trình sinh con diễn ra gần hơn. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác cho việc khi nào mẹ bầu sẽ sinh sau khi vỡ ối hay rỉ ối. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi ra nước ối mà chưa đau đẻ cũng cần phải đi bệnh viện kiểm tra. Một số mẹ bầu chủ quan thường lựa chọn việc tiếp tục ở nhà theo dõi thêm vài giờ hoặc một ngày đến khi đau đẻ mới đi bệnh viện. Điều này không nên chủ quan vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi có dấu hiệu vỡ ối, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh, tránh căng thẳng hay hoảng loạn vội vàng. Mẹ bầu cần thật tỉnh táo, giữ bình tĩnh, chăm sóc bản thân thật tốt, để ý các dấu hiệu khác và chuẩn bị sắp xếp tư trang để nhập viện.
Vào tuần cuối của thai kỳ, lượng nước ối chảy rất nhiều và ồ ạt, tổng lượng nước ối có thể lên đến 800ml và giảm dần. Trong trường hợp này, chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hoặc khăn sạch để vệ sinh và lau khô vì mẹ bầu cần hạn chế làm cơ thể bị ướt trong thời gian dài.
Trường hợp bị vỡ ối non, mẹ bầu hãy kiên nhẫn đợi cơn co thắt tử cung xuất hiện trong vòng 24 giờ để chuẩn bị sanh. Mẹ bầu nên vệ sinh bằng cách tắm sạch sẽ dưới vòi hoa sen và tắm đứng, không nên ngâm mình trong bồn tắm vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Khi vỡ ối trước tuần thứ 37 của thai kỳ, mẹ bầu cần nhập viện ngay lập tức vì việc vỡ ối ảnh hưởng lớn đến em bé. Trong quá trình đến bệnh viện, mẹ bầu cần lưu ý màu sắc của nước ối, nếu nước ối có màu nâu đỏ hay xanh lục sẫm, đặc sệt và có mùi thì đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Vì vậy, khi ra nước ối, dù trong bất kỳ tình huống nào, chị em cũng cần phải bình tĩnh, chuẩn bị cho mình một tâm lý và tư trang thật tốt để đến bệnh viện chuẩn bị sinh.
Với những lưu ý trên từ Nhà thuốc Long Châu, hy vọng chị em đã yên tâm hơn và bớt lo lắng khi vô tình gặp phải tình trạng ra nước ối mà chưa đau đẻ. Mang thai và sinh con là một quá trình dài, tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Đây là một quá trình dài vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt, để ý và quan sát bản thân nhiều hơn và trang bị những kiến thức cơ bản để tránh lo lắng và có thể chủ động trước một số dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Chỉ số nước ối tính theo mm bao nhiêu là bình thường?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.