Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rách giác mạc có bị mù không? Nên làm gì khi bị rách giác mạc?

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Rách giác mạc có bị mù không? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp thắc mắc về tình trạng rách giác mạc, hãy cùng đón đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Giác mạc là bộ phận quan trọng của nhãn cầu, giữ nhiệm vụ sao chép hình ảnh, màu sắc từ bên ngoài. Sau đó đi qua thủy tinh thể và hội tụ tại võng mạc, tạo nên hình ảnh phản chiếu các vật thể bên ngoài. Vậy rách giác mạc có bị mù không? Nên làm gì khi bị rách giác mạc? 

Rách giác mạc có bị mù không?

Giác mạc chiếm khoảng 1/6 diện tích của mắt, có vai trò bảo vệ nhãn cầu. Giác mạc được cấu thành từ 5 lớp cơ bản:

  • Lớp biểu mô: Là một màng mỏng ngoài cùng của mắt, đóng vai trò bảo vệ mắt khỏi những bụi bẩn bên ngoài.
  • Màng Bowman's: Có vai trò như một miếng đệm, định hình biểu mô.
  • Phần nhu mô: Đây là phần dịch thủy, chiếm 9/10 chiều dày của giác mạc, có chức năng hấp thụ và sàng lọc ánh sáng cho mắt.
  • Màng Descemes: Tạo độ đàn hồi cho mắt.
  • Màng nội mô: Được cấu tạo từ một lớp tế bào, đóng vai trò là cầu nối giữa giác mạc và đồng tử.

Rách giác mạc là hiện tượng lớp biểu mô bị tổn thương do các dị vật xâm nhập vào mắt, gây đau cộm và khó chịu có người bệnh.

Rách giác mạc có bị mù không? Nên làm gì khi bị rách giác mạc 1 Tình trạng rách giác mạc

Rách giác mạc có bị mù không phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân vết rách… Thông thường, hầu hết các trường hợp rách giác mạc sẽ bình phục sau khoảng 2 - 3 ngày đối với những tổn thương biểu mô lớp ngoài cùng, do các dị vật nhỏ gây nên.

Tuy nhiên, với những vết rách sâu qua dịch thủy thì lại khá nguy hiểm đến sức khỏe đôi mắt. Lúc này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín, để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng có thể xảy ra như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt, giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.

Những triệu chứng khi rách giác mạc

Rách giác mạc thường có một số biểu hiện như sau:

  • Đau mắt, chảy nhiều nước mắt: Ngay sau khi bị dị vật rơi vào, bạn sẽ có cảm giác nhói đau. Cùng lúc đó, mắt của bạn sẽ tự động chảy ra một lượng lớn nước mắt, giúp đẩy trồi các bụi bẩn ra bên ngoài mắt.
  • Cảm giác bị cộm như có sạn hay dị vật trong mắt: Khi giác mạc bị rách, lớp biểu mô ngoài cùng sẽ tạo lên một vết gằn trên mắt, gây nên cảm giác cộm. Nếu bạn cố dụi mắt, vết rách sẽ trở nên to hơn, khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu.
  • Mắt tấy đỏ và nhạy cảm với ánh sáng: Rách giác mạc đồng nghĩa với việc giảm khả năng sàng lọc ánh sáng. Chính vì thể, bạn sẽ có cảm giác chói mắt ngay khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Đau nhức lan sang các vùng xung quanh như trán, thái dương…
  • Suy giảm thị lực: Giác mạc bị rách khiến cho quá trình thu thập ảnh bị gián đoạn. Ảnh thu được sẽ bị nhòe và không rõ hình dạng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho mắt bị giảm thị lực.

Nên làm gì khi bị rách giác mạc?

Rách giác mạc có bị mù không? Tình trạng này sẽ được hạn chế khi bạn thực hiện một số biện pháp sơ cứu đúng cách. 

Thực hiện đẩy dị vật ra ngoài bằng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%): Đổ khoảng 100 - 200ml nước muối sinh lý ra một chiếc ly nhỏ. Sau đó, đưa mắt vào gần miệng ly, sao cho phần mắt ngập hoàn toàn trong nước. Thực hiện động tác nhắm mở mắt liên lục, để đẩy dị vật ra ngoài theo đường nước.

Bạn cũng có thể nhỏ nước mắt nhân tạo, llưu ý chọn những loại sản phẩm không chứa cồn. Sau đó, bạn thực hiện động tác chớp mắt liên tục để đẩy dị vật ra bên ngoài. Tiếp đến, bạn đắp thêm một lớp khăn lạnh giúp hạ nhiệt cho mắt.

Rách giác mạc có bị mù không? Nên làm gì khi bị rách giác mạc 2 Sơ cứu rách giác mạc đúng cách

Ngoài ra, trong lúc sơ cứu và điều trị rách giác mạc, bạn tuyệt đối không được làm những điều sau:

  • Không nên cố dùng bông hoặc nhíp để lấy dị vật từ trong mắt ra. Bởi việc làm này sẽ khiến cho mắt bạn bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Không dụi mắt trước và trong quá trình điều trị.
  • Không được đeo kính áp tròng trong khi điều trị tổn thương giác mạc. Kính áp tròng sẽ khiến cho mức độ tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó làm tăng thời gian hồi phục của mắt.

Điều trị rách giác mạc bằng phẫu thuật

Rách giác mạc sẽ tự khỏi sau vài ngày, đối với những vết xước ở lớp biểu mô. Tuy nhiên, những vết rách sâu qua phần nhu mô, thì bạn phải cần đến sự can thiệp của các công cụ y tế. Cụ thể là áp dụng phương pháp phẫu thuật, để xử lý và khâu lại giác mạc.

Phẫu thuật giác mạc thường phục hồi sau khoảng 4 - 5 tuần. Trong thời gian này, bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, để rút ngắn thời gian phục hồi cho mắt, cũng như tránh để lại sẹo sau khi phẫu thuật. 

Rách giác mạc có bị mù không? Nên làm gì khi bị rách giác mạc 3 Các loại thực phẩm tốt cho mắt

Một số thực phẩm nên bổ sung sau khi thực hiện phẫu thuật giác mạc như: Cá hồi, cà rốt, rau bina, các loại trái cây mọng (cam, quýt, việt quất, nho, dầu tây…), khoai lang, bơ, bông cải xanh…

Trên đây là những thông tin giải đáp rách giác mạc có bị mù không và những việc nên làm gì khi rách giác mạc. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích từ đó giúp bạn bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất. 

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin