Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rách giác mạc có chữa khỏi không?

Ngày 11/05/2022
Kích thước chữ

Rách giác mạc là hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam. Thế nhưng "rách giác mạc có chữa được không?” được mọi người quan tâm rất nhiều.

Rách giác mạc là hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vị trí hay bộ phận của mắt được xem là khá quan trọng. Vì ảnh hưởng về mắt có thể làm mất tầm nhìn, mất đi khả năng quan sát nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế rách giác mạc có chữa khỏi không đang là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm.

Rách giác mạc là gì?

Giác mạc rất mỏng và nằm ngoài cùng của mắt nên rất dễ bị tổn thương dù là tác động nhẹ. Giác mạc là lớp biểu mô trong suốt ngoài cùng của mắt, còn được gọi là lớp vỏ bọc nhãn cầu. Đảm nhận chức năng chính là bảo vệ các thành bên trong nhãn cầu, thủy tinh thể và đồng tử hội tụ ánh sáng giúp mắt nhìn thấy được các xung quanh. 

rách giác mạc là gì? Rách giác mạc có chữa khỏi không?

Rách giác mạc hay còn được biết đến là tổn thương do trầy xước biểu mô giác mạc. Nguyên nhân chủ yếu làm rách giác mạc là do dị vật gây nên. Dị vật gây tổn thương có thể là những vật có kích thước rất nhỏ như bụi, cát, hay những vật có kích thước lớn như thủy tinh, côn trùng,...

Giác mạc rất dễ tổn thương và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì thế, nếu không được xử lý và điều trị kịp thời có thể khiến thị lực của mắt sa sút và nghiêm trọng có thể giảm thị lực vĩnh viễn, các bệnh về giác mạc. 

Triệu chứng rách giác mạc

Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau khi bị rách giác mạc. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Cảm giác cộm, có sạn hay dị vật bên trong mắt.
  • Khó mở mắt.
  • Đỏ mắt.
  • Đau mắt.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn mờ tạm thời.
  • Đau mắt kèm chảy nước mắt.
  • Đau đầu.

Rách giác mạc có nguy hiểm không? 

Để xác định rách giác mạc có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tình trạng. Mức độ nguy hiểm của tổn thương giác mạc sẽ phụ thuộc vào vết rách có nặng, sâu hay không cũng như loại dị vật làm tổn thương mắt. 

Đa phần các trường hợp rách giác mạc chỉ là trầy xước, tổn thương ở lớp biểu mô trên bề mặt giác mạc nên không đáng ngại. Những vết trầy xước có thể lành lại sau vài ngày. Nhưng các bạn cũng phải cẩn thận, đảm bảo vệ sinh và nhỏ mắt để tránh dẫn đến viêm loét giác mạc.

Đối với những trường hợp rách sâu, nghiêm trọng cần đến bệnh viện kiểm tra và xử lý vì vô cùng nguy hiểm. Vì có thể gây nên các biến chứng, bệnh nhiễm trùng mắt khác. 

Khi bị rách giác mạc có chữa khỏi không?

Khi cảm giác khó chịu ở mắt, nghi là do dị vật làm rách giác mạc nên lập tức đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất đề kiểm tra tránh các biến chứng nguy hiểm.

Một số cách có thể làm triệu chứng trước khi đến cơ sở y tế:

  • Rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%).
  • Rửa mắt giúp làm trôi dị vật ra ngoài.
  • Chớp mắt nhiều lần với nước sạch.
rách giác mạc có nguy hiểm không Rách giác mạc có chữa khỏi không? 

Một số cách không thể thực hiện tại nhà vì có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng:

  • Cố gắng lấy dị vật ra từ mắt.
  • Hạn chế dụi mắt sau khi bị tổn thương.
  • Không sử dụng bất kỳ dụng cụ nào, kể cả tăm bông, nhíp,... để lấy dị vật ra khỏi mắt.
  • Hạn chế, không nên sử dụng kính áp tròng, đeo len khi đang bị tổn thương.

Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì giác mạc có thể tự lành sau vài ngày, hầu như không ảnh hưởng đến mắt, khả năng quan sát. 

Điều trị rách giác mạc

Sau khi đến cơ sở y tế/bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra và loại bỏ dị vật trong mắt. Các phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ vết vách, nguyên nhân rách, cũng như xem xét có những tổn thương kèm theo hay không. 

Thông thường, những vết rách nông và trên lớp biểu mô thì không có gì đáng ngại sẽ tự lành và khôi phục sau vài ngày không làm ảnh hưởng đến thị lực. Đối với những người bị rách sâu, tình trạng nặng thì có thể sẽ phải khâu giác mạc. Và những trường hợp này thường sẽ khôi phục sau 1 tháng.

điều trị rách giác mạc Nếu đến bác sĩ để điều trị rách giác mạc

Khi điều trị rách giác mạc, bác sĩ thường kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng sinh để phòng trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần giảm đau, giảm đỏ, sưng viêm. 

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không dụi mắt.
  • Không để mắt làm việc quá lâu.
  • Nếu tình trạng bất thường, mắt vẫn sưng đỏ, đau nhiều hơn nên đến gặp bác sĩ nhanh nhất.
  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc đặc biệt với những người làm việc ngoài trời, làm việc với thiết bị điện tử.
  • Mang kính râm bảo vệ mắt khi đi dưới trời nắng.

Phòng ngừa nguy cơ rách giác mạc

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng nguy cơ rách giác mạc, hạn chế tổn thương mắt qua một số biện pháp:

  • Cắt móng tay cẩn thận vì móng dài có thể quẹt gây tổn thương mắt.
  • Tại nơi làm việc nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi kim loại, bụi gỗ,... nên đeo kính bảo vệ khi làm việc.
  • Vệ sinh thật kỹ kính sát tròng trước khi đeo vào mắt. Hơn nữa, cần phải rửa tay thật sạch khi chạm vào kính đưa vào mắt.

Trường hợp khi bị bụi bay vào mắt, thông thường mọi người sẽ đưa tay lên dụi mắt. Tuy nhiên, càng dụi sẽ càng tổn thương. Nếu bụi hay có vật gì bay vào mắt, bạn nên nhấp nháy mắt nhiều lần trong nước sạch để rửa trôi dị vật, hoặc kéo lông mi mắt trên xuống dưới để lông mi mắt dưới chải các dị vật. Và chỉ nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

Trên đây là bài viết giúp giải đáp cho câu hỏi "rách giác mạc có chữa khỏi không?". Tóm lại, tình trạng rách giác mạc có thể nguy hiểm đến mắt nhưng còn tùy vào vết rách và cách xử trí như thế nào. Tuy rách giác mạc có thể tự lành sau vài ngày nhưng mọi người cũng không được chủ quan, nên kiểm tra, điều trị và thực hiện đúng cách để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" của chính bạn. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh về mắt