Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng bị ê buốt phải làm sao? Nguyên nhân và cách chăm sóc răng bị ê buốt

Ngày 15/08/2024
Kích thước chữ

Răng bị ê buốt là tình trạng rất phổ biến khi ăn uống đồ nóng, đồ lạnh, đồ chua,... Tình trạng này không chỉ gây ra khó khăn trong ăn uống mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng bị ê buốt phải làm sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Hàm răng đảm nhận chức năng ăn nhai, giúp chúng ta cắn, nghiền nát thức ăn trước vào hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp răng bị ê buốt khiến chức năng ăn nhai của hàm răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Răng bị ê buốt phải làm sao chính là câu hỏi được quan tâm nhất trong trường hợp này.

Răng bị ê buốt là gì?

Răng bị ê buốt là tình trạng răng bị ê, nhức, khó chịu khi ăn những đồ ăn, đồ uống nóng, lạnh, ngọt, chua,... Nhiều người bị ê buốt răng khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước có cồn,... Thậm chí một số người bị ê buốt răng ngay cả khi hít thở không khí lạnh. Tình trạng ê buốt thường xuất hiện đột ngột, gây ra cảm giác đau nhói khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Răng bị ê buốt phải làm sao? Nguyên nhân và cách chăm sóc răng bị ê buốt 1
Răng ê buốt cản trở việc ăn uống

Tình trạng ê buốt răng có thể gặp ở bất kỳ ai, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 25 tuổi trở lên. Xu hướng bị ê buốt răng ngày càng tăng khi tuổi thọ càng lớn. Bởi lúc này tình trạng tụt nướu làm lộ lớp ngà răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Hầu hết các dấu hiệu ê buốt răng thường xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Điều này khiến người bệnh chủ quan không thăm khám dẫn đến tình trạng ê buốt răng kéo dài. Vậy răng bị ê buốt phải làm sao? Răng ê buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề răng miệng. Vì thế nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng không thể phục hồi.

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Răng của con người được cấu tạo gồm nhiều phần, trong đó tủy và ngà răng được bao bọc bởi một lớp men răng. Đây là lớp ngoài cùng có tác dụng bảo vệ răng khỏi tác động từ bên ngoài. Do đó, khi men răng bao bọc bên ngoài bị hỏng, ngà răng và tủy răng bên trong không được bảo vệ nên phải tiếp xúc với thực phẩm khi chúng ta ăn uống. Đó chính là lý do khiến răng ngày càng nhạy cảm hơn và dễ xảy ra tình trạng răng bị ê buốt, lung lay. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng bị ê buốt thường gặp.

Do các bệnh lý răng miệng

Để giải đáp thắc mắc răng bị ê buốt phải làm sao, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là các bệnh lý răng miệng như:

  • Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ê buốt răng. Sâu răng do vi khuẩn từ mảng bám tấn công, bào mòn men răng, ngà răng.
  • Viêm lợi: Tình trạng này xảy ra khi lợi bị tổn thương, thậm chí teo lại làm lộ phần cổ chân răng. Đây chính là lý do khiến răng trở nên nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt khi ăn uống, đánh răng.
  • Viêm tủy răng: Sâu răng, răng bị nứt vỡ nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mô tủy gây ra viêm. Tình trạng này gây ra cảm giác ê buốt nghiêm trọng ngay cả khi không có tác nhân kích thích, thậm chí đau nhức lên tận dây thần kinh.
Răng bị ê buốt phải làm sao? Nguyên nhân và cách chăm sóc răng bị ê buốt 2
Ê buốt răng thường do răng bị sâu gây ra

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng là việc rất quan trọng nhằm duy trì hàm răng chắc khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc răng miệng đúng. Một số sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng như lười đánh răng, đánh răng qua loa không kỹ, đánh răng quá mạnh bạo, dùng dụng cụ vệ sinh răng miệng không phù hợp,... Tất cả những sai lầm này đều có thể khiến lớp men răng bị tổn thương, lâu dài sẽ khiến răng bị ê buốt và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

Chế độ ăn uống

Thường xuyên ăn nhiều đồ chua, uống nước ngọt có ga,... cũng là nguyên nhân dẫn đến mòn men răng gây ra ê buốt. Nguy hiểm hơn, nhiều người thường xuyên nước súc miệng có tính sát khuẩn khi men răng đã bị hỏng khiến tình trạng ê buốt ngày càng nghiêm trọng.

Thủ thuật nha khoa

Tẩy trắng răng là một trong những phương pháp nha khoa thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh tác dụng làm trắng răng, phương pháp này còn có thể làm răng bị tổn thương, ê buốt răng nếu thực hiện tẩy răng không đúng kỹ thuật.

Răng bị ê buốt phải làm sao? Nguyên nhân và cách chăm sóc răng bị ê buốt 3
Công nghệ tẩy trắng răng nếu không đảm bảo sẽ khiến răng bị bào mòn

Thói quen nghiến răng

Một trong những nguyên nhân ít gặp khác chính là thói quen nghiến răng khi ngủ. Đây là một thói quen xấu, nếu không khắc phục sẽ khiến mòn men răng gây ra ê buốt.

Răng bị ê buốt phải làm sao? Chăm sóc như thế nào?

Tình trạng răng ê buốt răng khiến không ít người cảm thấy khó chịu, ăn không ngon ngủ không yên. Vậy khi răng bị ê buốt phải làm sao để không ảnh hưởng đến sinh hoạt? Để giảm tình trạng ê buốt răng, bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:

  • Sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm giúp giảm sự nhạy cảm, giảm đau buốt răng trong thời gian ngắn. Đồng thời bảo vệ răng, ngừa sâu răng và mảng bám tích tụ.
  • Vệ sinh răng đúng cách bằng chỉ nha khoa, đánh răng 2 lần mỗi ngày sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm.
  • Sử dụng nước đánh răng không quá nóng cũng không quá lạnh.
  • Dùng nước súc miệng thảo dược hoặc các loại nước từ nguyên liệu tự nhiên như nước chè xanh hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng để giảm ê buốt răng.
  • Đi khám ngay nếu tình trạng ê buốt kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường trong khoang miệng như tụt lợi, có lỗ sâu trên răng, răng bị nứt vỡ,...
  • Lấy cao răng định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có tính axit cao, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng ê buốt răng cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ răng bị ê buốt phải làm sao, đồng thời nắm vững cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm phòng ngừa ê buốt răng và các bệnh lý răng miệng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm