Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng khểnh mọc như thế nào đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước số đông ý kiến cho rằng điểm nhấn răng khểnh tạo nên nụ cười gây ấn tượng với người đối diện.
Thực tế sự xuất hiện của răng khểnh lại gây ra nhiều phiền phức cho người sở hữu, đặc biệt trong các hoạt động ăn uống và tính thẩm mỹ khi răng khểnh mọc lệch quá nhiều so với các răng khác. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề răng khểnh mọc như thế nào, để mọi người nhận biết sớm các dấu hiệu và kịp thời điều chỉnh vị trí của răng.
Răng khểnh do răng nanh số 3 mọc lệch ra ngoài, nằm cạnh răng cửa số 2 và răng số 4 ở hàm trên. Răng khểnh sẽ có đặc điểm không mọc đều với các răng khác mà sẽ mọc lệch ra ngoài hoặc vào bên trong khoảng 10 độ, chúng dễ xuất hiện khi vào độ tuổi thay răng vĩnh viễn của trẻ và có thể mọc từ 1 - 2 cái tùy vào độ lệch của răng.
3 dấu hiệu nhận biết sau đây sẽ giải thích cho mọi người biết được răng khểnh mọc như thế nào, cụ thể:
Răng khểnh hay được xem là điểm nhấn để sở hữu nụ cười duyên dáng gây ấn tượng với người đối diện, nhưng thực tế bên ngoài nét duyên cũng có người gặp không ít nhược điểm từ việc sở hữu răng khểnh.
Đối với trẻ trong độ tuổi thay răng vĩnh viễn từ 12 - 15 tuổi, thời gian đầu sẽ không có ảnh hưởng, nhưng lâu dài lại có những tác động đáng kể đến sức khỏe răng miệng như sau:
Dễ gây ra các bệnh về răng miệng: Vì có nhiều khoảng trống với các răng kế bên hoặc mọc chồng chéo lên giữa hai răng do răng khểnh mọc lệch, vô tình làm các mảng bám thức ăn dính chặt các kẽ răng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu, sâu răng nặng,...
Ảnh hưởng đến lực nhai của hàm: Răng khểnh cũng là răng nanh có chức năng nhai và xé thức ăn, nếu mọc lệch sẽ làm sai khớp cắn gây khó khăn quá nhai nghiền thức ăn.
Răng khểnh mọc quá lệch gây cộm, vướng víu: Nên khó khép miệng như người bình thường, đồng thời còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
Hiện nay có khá nhiều người quan tâm và mong muốn có thể sở hữu răng khểnh để có nụ cười duyên dáng, nên các kỹ thuật chỉnh nha tạo răng khểnh cũng được ra đời, bao gồm:
Đầu tiên là kỹ thuật tạo hình răng khểnh bằng chất liệu Composite được yêu thích vì quá trình thực hiện đơn giản, tối ưu thời gian, mức chi phí thấp và linh hoạt tháo ra bất kỳ lúc nào nếu không có nhu cầu sử dụng nữa.
Ngoài ra phương pháp này còn có ưu điểm tạo răng khểnh không xâm lấn gây đau đớn, nên cũng không làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Ngược lại độ bền chất liệu sẽ thấp, dễ bị bong tróc trong hoạt động ăn uống.
Kỹ thuật thứ hai có thể tạo răng khểnh đó là bọc răng sứ thẩm mỹ trên bề mặt răng, bằng cách trám răng số 2 to ra, đồng thời gắn hai mão răng để thay thế răng số 2 đã được mài nhỏ.
Sau đó sẽ đính mão răng còn lại lên phần trên của mão răng sứ thứ nhất với vị trí nằm ở trên nướu hướng ra ngoài, từ đó răng khểnh sẽ bền và chắc chắn hơn.
Thêm nữa việc tạo răng khểnh bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ cũng sẽ có màu sắc trắng sáng và độ bóng tự nhiên như răng thật, đặc biệt là trong các hoạt động ăn nhai mỗi ngày cũng không bị bong tróc như kỹ thuật đắp Composite.
Dưới đây là một số cách giúp chăm sóc răng khểnh có độ bền theo thời gian, mọi người có thể tham khảo:
Sử dụng chỉ nha khoa: Ít nhất 1 lần/ngày để vệ sinh kỹ các kẽ răng để loại bỏ phần thức ăn thừa ở trong kẹt mà bàn chải không thể làm sạch.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluor, để vệ sinh trên mặt răng, bên ngoài, bên trong và mặt sau của răng. Bạn có thể chải răng dọc theo đường viền nướu để bỏ mảng bám kỹ hơn.
Hạn chế các thực phẩm có đường: Vì đường sẽ làm tăng vi khuẩn tác động đến men răng, nguy hiểm hơn có thể làm mất răng, vì thế nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường.
Kết hợp nước súc miệng chứa flour: Để bảo vệ răng trước tác động của axit và vi khuẩn gây hại, ngừa sâu răng tốt nhất.
Kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa: Để được kiểm tra và làm sạch tối thiểu 2 lần/năm, đồng thời giúp phát hiện sớm các bất thường và duy trì độ bền của răng khểnh.
Hy vọng với những thông tin giải đáp xoay quanh việc nhận biết vị trí răng khểnh mọc như thế nào, từ đó bạn đọc có thể chủ động tìm hiểu các nha khoa uy tín để lựa chọn phương pháp cải thiện dáng răng khểnh mọc phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.