Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không?

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Răng không sâu nhưng đau là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Điều này làm nhiều người lo lắng khi không hiểu sức khỏe răng miệng của mình đang gặp phải vấn đề gì? Có nguy hiểm không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về hiện tượng này.

Nhiều người vẫn nghĩ khi nào sâu răng mới gây ra cảm giác đau, nhưng thực tế có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến răng không sâu nhưng đau này.

Răng không sâu nhưng đau do đâu?

Răng không sâu nhưng đau kèm theo các triệu chứng như: Ê buốt, hôi miệng, răng lung lay và chảy máu là bệnh lý răng miệng khá phổ biến bắt nguồn từ một số nguyên nhân:

Các vấn đề về răng miệng

Các bệnh lý liên quan đến răng miệng, bao gồm: Viêm nướu, viêm nha chu và áp xe xương ổ răng, đều có thể gây đau nhức răng. Khi gặp phải những bệnh lý này, vi khuẩn tấn công nướu, gây sưng đau, chảy máu chân răng, và có thể dẫn đến sưng má hoặc đau buốt khắp vùng đầu của người bệnh. Việc không sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng,... hằng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về răng miệng.

Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không?
Răng không sâu nhưng đau có thể bắt nguồn từ việc xuất hiện các vấn đề răng miệng

Mọc răng khôn

Nếu bạn cảm thấy đau đớn ở vị trí cuối cùng của hàm dù răng không có bị sâu, đồng thời nướu bị sưng tấy, có thể đó là dấu hiệu của việc mọc răng khôn. Khi cung hàm đã phát triển hoàn thiện, răng khôn bắt đầu mọc và gây áp lực lên nướu và những chiếc răng xung quanh, gây ra sưng đau. Trong những trường hợp răng khôn mọc không đúng vị trí, hoặc mọc chồng lấn, đau nhức có thể gia tăng gấp đôi.

Thiếu chất dinh dưỡng

Sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất trong cơ thể cũng có thể là một nguyên nhân gián tiếp gây đau răng. Đặc biệt là khi thiếu canxi, một chất quan trọng giúp răng chắc khỏe và men răng bền chặt. Trong trường hợp men răng yếu, dễ bị ăn mòn, thậm chí những hoạt động nhai thường ngày cũng có thể gây ra cảm giác đau răng khó chịu.

Chấn thương

Các chấn thương cũng có thể gây ra cảm giác đau răng mặc dù không có bị sâu. Những chấn thương này có thể xuất phát từ khu vực hàm hoặc răng bị tổn thương. Tùy vào mức độ chấn thương, cơn đau có thể kéo dài hoặc diễn ra nhanh chóng, tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của vấn đề.

Viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là một vấn đề liên quan đến việc viêm nhiễm trong khu vực xoang ở gần chân răng. Khi xoang hàm bị viêm nhiễm, nó có thể ảnh hưởng đến chân răng và gây ra nhiễm khuẩn cuống răng, trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất răng.

Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không? 1
Viêm xoang hàm cũng là nguyên nhân làm răng bị đau dù không sâu

Nội tiết tố thay đổi

Ở cơ thể nữ giới khi bước vào những giai đoạn có sự thay đổi lớn về hormone trong cơ thể cũng có thể gây ra những cơn đau âm ỉ. Đây là vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.

Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không?

Răng không sâu nhưng đau có thể có ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra. Các trường hợp răng không sâu nhưng đau không đe dọa sức khỏe của bạn bao gồm răng bị chấn thương nhẹ, không bị sứt, mẻ, răng khôn mọc không thẳng hoặc các thủ thuật nha khoa. Những trường hợp khác, khi răng đau sẽ có những tác động nhất định đến sức khỏe:

  • Đau răng nghiêm trọng có thể gây đau đầu do các dây thần kinh cảm giác từ răng kích ứng đến não.
  • Đau răng có thể dẫn đến đau tai, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và gây ra các vấn đề cho cơ hàm.
  • Răng khôn mọc lệch có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
  • Răng lung lay hoặc rụng do viêm nhiễm nướu có thể gây suy giảm xương hàm nếu tình trạng viêm nhiễm và mủ không được điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Thiếu chất dinh dưỡng có thể làm cho men răng yếu, mỏng và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
  • Viêm xoang hàm không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm khuẩn xung quanh chân răng, tăng nguy cơ rụng hoặc mất răng vĩnh viễn.
Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không? 2
Răng không sâu nhưng đau cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng

Cải thiện tình trạng răng không sâu nhưng đau

Khi chịu đựng một cơn đau ở răng mà không có dấu hiệu sâu, bạn có thể cảm nhận được cảm giác ê buốt khi nhai thức ăn, đau dữ dội khiến vùng má hoặc nướu sưng tấy, đôi khi có thể chảy máu chân răng. Cơn đau này cũng có thể lan ra cổ hoặc vai. Nếu cơn đau kéo dài trong vòng 1 - 2 ngày mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến khám ngay.

Nếu cường độ đau răng ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm đi, nếu nặng hơn, có thể dẫn đến sốt, mệt mỏi và các vấn đề khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân, có các phương pháp điều trị, chăm sóc răng miệng phù hợp để giảm đau răng không phải vì sâu răng, bao gồm:

  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng tại phòng khám nha khoa.
  • Bổ sung canxi và flour vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Nếu phát hiện mô nướu bị hư hại, có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu bị tình trạng đau nhức răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm giảm cơn đau và tăng cường sức khỏe cho nướu.

Tuy nhiên, để đạt được điều trị hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến, hướng dẫn từ các bác sĩ nha khoa uy tín.

Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không? 3
Súc nước muối hằng ngày để cải thiện tình trạng răng bị đau dù không sâu

Răng không sâu nhưng đau thường không được mọi người quan tâm đúng đắn. Vì vậy, khiến cho tình trạng ngày càng nặng thêm. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn nên thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm:

Minh QA

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.