Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng nanh hay nhiều người còn gọi là răng khểnh làm duyên có hình dáng đặc biệt hơn các răng khác. Vậy chiếc răng này có đặc điểm và chức năng như thế nào. Trường hợp nào cần nhổ bỏ hoặc trồng răng nanh, nên lưu ý gì?
Răng nanh của người thuộc nhóm răng phía trước, tính từ răng cửa của mỗi bên hướng vào trong, nằm ở vị trí thứ 3 là răng nanh. So với những răng khác, răng nanh có cấu trúc khác biệt và là một trong những răng giữ vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.
Hàm răng của một người trưởng thành thường có 32 chiếc chia đều cho cả hai hàm. Trong đó tính từ răng cửa mỗi bên hướng vào phía bên trong, ở vị trí thứ 3 là răng nanh. Như vậy, mỗi người sẽ có tổng cộng 4 răng nanh cho cả hàm trên và hàm dưới.
Răng nanh có hình dáng như hình tam giác sắc nhọn hơn các răng khác. Tùy hàm răng của từng người mà răng nanh mọc đúng vị trí bình thường hoặc mọc lệch ra phía ngoài. Có trường hợp răng nanh mọc ngầm gây đau đớn, khiến việc nhai khó khăn hay thậm chí răng nanh còn mọc lệch gây ra các bệnh răng miệng nghiêm trọng.
Với trẻ sơ sinh, răng nanh thường mọc vào giai đoạn 1 tuổi. Khi răng sữa rụng thì sẽ mọc lên răng nanh vĩnh viễn. Một người đến độ tuổi 10 - 11 sẽ mọc răng nanh hàm trên ở độ tuổi 11 - 12 sẽ mọc răng nanh hàm dưới.
Hình dáng
Răng nanh vừa có nét giống răng cửa vừa có nét giống răng cối nhỏ.
So với răng cửa, thân răng nanh dày hơn nhưng mỏng hơn và không có gờ rãnh như răng cối.
Cấu tạo
Răng nanh có ngà và men răng khá giống răng cửa nhưng mảnh hơn so với răng hàm phía trong. Mỗi răng nanh có một chân và một ống tủy nên răng nanh sẽ có độ vững chắc cao nhất so với các răng khác trên cung hàm vì nó có phần chân dài và khỏe hơn.
Trong khung hàm, răng nanh giữ vai trò quan trọng với những nhiệm vụ thiết yếu sau đây:
Răng nanh thường lộ ra bên ngoài khi cười, nói do nó nằm ở 4 góc của 4 vùng răng. Do đó, răng nanh ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của tổng thể khuôn mặt vì là chân trụ của cung răng để nâng đỡ và định hình cơ mặt.
Răng nanh giúp cho việc nhai, xé thức ăn trở nên dễ dàng hơn do khả năng chịu lực của răng nanh rất lớn và đầu răng lại sắc nhọn.
Tác dụng chính của răng nanh là hướng dẫn chuyển động về phía tiếp xúc bên và trước hàm, là “cọc hướng dẫn” cho sự ổn định của khớp cắn. Răng nanh có vị trí mọc đặc thù nên là nền tảng cho cung răng để tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.
Độ dài và khả năng hoạt động của răng nanh giữ vai trò như bộ giảm chấn động mạnh, giúp cơ thể giảm được những tác động của lực có thể gây nguy hại quá mức trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhìn chung, răng nanh giữ vai trò hoàn thiện chức năng nhai và làm hài hòa cho tổng thể của khuôn mặt. Do đó, nếu nhổ bỏ bất cứ răng nanh nào cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của gương mặt mỗi người.
Vì răng nanh có chức năng rất quan trọng nên tuyệt đối không nhổ bỏ răng nanh nếu nó mọc bình thường - không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau, nha sĩ có thể tư vấn cần nhổ răng nanh:
Sau khi nhổ răng nanh cần chú ý:
Đối với các răng cặp, nếu một trong hai răng có vấn đề thì răng kế bên sẽ hỗ trợ trong việc ăn nhai. Tuy nhiên, nếu răng nanh gãy rụng sẽ không có răng kế bên làm thay chức năng của nó gây những hậu quả nghiêm trọng như:
Do đó, để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, bạn nên trồng răng nanh khi bị gãy, nhổ bỏ. Các cách trồng răng nanh như sau: Sử dụng hàm giả tháo lắp, dùng cầu răng sứ cho răng nanh, cấp ghép Implant.
Tóm lại, răng nanh là răng chính của cung hàm nên khi răng bị sâu, viêm tủy bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị. Trường hợp phải nhổ bỏ răng nanh, bạn cần được trồng răng để tránh nhiễm khuẩn và gây nên các bệnh răng miệng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.