Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng số 5 trong hàm răng không thể hiện thật rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nó. Tuy vậy, đây vẫn là một phần quan trọng không thể thiếu trong cung hàm của mỗi chúng ta. Bài viết cung cấp các kiến thức về răng số 5 là răng nào, có nhổ được không? Và một số lưu ý sau khi nhổ răng.
Để xác định răng số 5 là răng nào, bạn đọc cần chọn đếm về một phía (trái hoặc phải đều được) từ răng số 1 là răng cửa, đếm vào bên trong đến vị trí số 5.
Nhiều bạn đọc thắc mắc không biết răng số 5 là răng nào? Thì răng số 5 còn được gọi là răng hàm nhỏ hay răng tiền hàm. Vị trí của răng số 5 nằm ngay bên cạnh răng số 6, là điểm đánh dấu chuyển tiếp giữa nhóm răng cửa và nhóm các răng hàm.
Chính vì vị trí đặc biệt như vậy, chức năng chính của răng số 5 sẽ vừa giống răng nanh và cũng vừa giống răng hàm. Cụ thể là, răng số 5 có thể vừa dùng để cắn xé thức ăn, vừa dùng để nghiền nát làm nhỏ thực phẩm.
Theo các tài liệu giải phẫu hàm răng, số lượng chân của răng số 5 chỉ vỏn vẹn có 1 chiếc. Số lượng ống tủy sẽ dao động từ 1 đến 2 ống, để biết chính xác bạn đọc cần thực hiện kỹ thuật chụp X-quang răng.
Dựa vào hình trên bạn đọc có thể biết được răng số 5 là răng nào. Răng số 5 mọc lên lần đầu khi trẻ trong độ khoảng 2 tuổi, lúc này răng được gọi là răng sữa hay răng tạm thời. Răng vĩnh viễn, sẽ mọc lên thay thế cho răng sữa khi trẻ đạt khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Sau lần này, răng số 5 sẽ không mọc thêm thay thế lần nào nữa.
Mỗi một chiếc răng đều được phân chia nhiệm vụ riêng, góp phần vào việc làm mềm và chia nhỏ thức ăn. Do đó, mất bất kỳ chiếc răng nào đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình ăn uống, bao gồm cả răng ở vị trí số 5.
Răng số 5 vừa giúp hỗ trợ răng hàm nhai thức ăn, vừa hỗ trợ răng nanh xé nhỏ thức ăn. Do vậy, nếu mất răng hàm số 5 sẽ khiến cả răng hàm và răng nanh phải hoạt động nhiều hơn, từ đó ảnh hưởng đến việc nghiền nát thực phẩm. Hơn nữa, thực phẩm khi nhai sẽ dễ bị lọt, vướng vào khoảng trống ở chỗ mất răng. Quá trình nhai sẽ diễn ra khó khăn hơn trước và bạn phải nhai nhiều hơn, có thể dẫn tới mỏi hàm.
Qua thời gian, răng số 4 và 6 khi không có điểm tựa, sẽ dần bị đổ nghiêng và lấp đi một phần vị trí răng số 5 bị mất. Từ đó tạo ra hiện tượng lệch răng, răng thưa làm mất thẩm mỹ và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Xương hàm phát triển dựa trên sự kích thích từ chân răng. Do vậy, khi mất răng số 5 xương hàm sẽ dần bị hao mòn dần, nướu răng sẽ tụt xuống và các răng kế cận cũng bị đổ nghiêng.
Nếu để mất răng lâu năm, cơ má bên ngoài của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể chùng xuống. Khi đó, người bị mất răng sẽ trông hơi già hơn so với tuổi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ rất lớn.
Theo như thông tin bạn được biết về răng số 5 là răng nào và đóng vai trò gì, thì nó có nhiệm vụ không nhỏ trong hoạt động của hàm răng. Nhưng nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây, thì bạn cần nhổ bỏ răng số 5 để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng.
Trong trường hợp răng số 5 bị nhiễm trùng hoặc viêm nặng, thì cần nhổ đi càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm lây lan, làm hư hại ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh.
Khi răng số 5 mọc lệch sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng tổng thể của hàm răng. Làm mất đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp khuôn mặt, nụ cười của bạn.
Thêm vào đó, răng mọc lệch dễ gây tổn thương nướu, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cùng với đó là, khi mọc lệch chúng cũng sẽ không thể thực hiện trọn vẹn chức năng của mình. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, để quyết định có nhổ đi răng số 5 mọc lệch hay không.
Hầu hết những trường hợp muốn niềng răng, đều là do răng gặp phải những khiếm khuyết như: Răng hô, răng móm, răng chìa ra ngoài,... làm giảm đi tính thẩm mỹ.
Vì vậy, để tạo được khoảng trống và nắn chỉnh răng về đúng vị trí, đôi khi bạn cần nhổ bớt đi vài chiếc răng. Trong đa số trường hợp, răng cần nhổ bỏ thường sẽ là ở vị trí răng số 4 và 5.
Vậy là bạn đã biết được răng số 5 là răng nào và những trường hợp cần nhổ bỏ răng số 5. Để đảm bảo an toàn sau khi nhổ răng, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau để chăm sóc răng miệng tốt nhất:
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin tổng quan về răng số 5 là răng nào, nhiệm vụ và khi nào thì cần nhổ đi nó. Răng hàm số 5 chỉ thay duy nhất một lần từ răng sữa sang răng vĩnh viễn trong một chu trình phát triển. Mất răng hàm số 5 trong thời gian dài, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mất xương hàm, tổn thương dây thần kinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm tại răng miệng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.