Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng sữa trẻ em có thay hết không là vấn đề được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm khi đề cập đến việc chăm sóc răng miệng ở trẻ em. Giai đoạn bú mẹ, trẻ sẽ mọc hàm răng sữa, cho đến giai đoạn khoảng 6 tuổi thì những chiếc răng này sẽ dần lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc.
Răng sữa ở trẻ em chắc chắn sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ đến độ tuổi thích hợp thay răng. Tuy nhiên, răng sữa trẻ em có thay hết không thì không nhiều người biết rõ câu trả lời. Chưa kể, tương tự như răng vĩnh viễn, quá trình mọc và thay răng sữa cũng có khả năng xảy ra vấn đề bất thường cần được quan tâm và xử lý kịp thời.
Trước khi giải đáp thắc mắc răng sữa trẻ em có thay hết không, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua răng sữa là gì, có bao nhiêu cái nhé.
Răng sữa, còn được gọi răng tạm thời, là thuật ngữ dùng để chỉ những chiếc răng xuất hiện đầu tiên sau vài tháng bé chào đời. Trên thực tế, nhiều người không biết răng sữa đã phát triển từ trong giai đoạn phôi thai, đến giai đoạn khoảng 6 tháng sau khi sinh thì bắt đầu mọc ra. Một số trẻ được sinh ra với chiếc răng đầu tiên, trong khi một số khác trước 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng và cũng có những trẻ mọc răng sữa sau 12 tháng chào đời. Nhưng hầu hết trẻ đều bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng tháng thứ 6.
Hàm răng sữa ở trẻ nhỏ thường sẽ có 20 chiếc răng, trong đó có 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Những chiếc răng sữa này sẽ mọc đủ khi trẻ gần 3 tuổi với 4 răng hàm thứ hai, 4 răng hàm thứ nhất, 4 răng nanh (còn gọi là răng mắt), 4 răng cửa bên và 4 răng cửa giữa. So với răng vĩnh viễn, màu sắc của răng sữa thường trắng sáng hơn.
Đến đây, bạn đã hiểu được răng sữa là gì rồi. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng đều sẽ có 2 bộ răng, trong đó có 1 bộ răng sữa và 1 bộ răng vĩnh viễn. Giai đoạn khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa, bắt đầu từ răng cửa giữa. Quá trình mọc răng sữa sẽ diễn ra cho tới khi trẻ 3 tuổi là có được một bộ răng sữa hoàn chỉnh với 20 chiếc.
Khi trẻ bước vào độ tuổi khoảng lên 6, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, thay thế cho răng sữa. Quá trình thay răng ở trẻ sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 12 tuổi, cũng là lúc những chiếc răng sữa cuối cùng mất và những chiếc răng vĩnh viễn cuối hình thành (không bao gồm răng khôn).
Quá trình, mốc thời gian mọc và thay răng ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau, tuy nhiên nếu có chênh lệch cũng không đáng kể so với mốc thời gian cơ bản chung. Trường hợp cha mẹ nhận thấy trẻ mọc răng sữa hay thay răng sớm/ trễ hơn nhiều so với mốc thì nên cho trẻ đi khám nha sĩ để được tư vấn về tình trạng của con.
Thông thường, những chiếc răng sữa sẽ rụng theo thứ tự mà chúng mọc lên. Theo đó, răng cửa giữa sẽ rụng đầu tiên, tiếp đó là răng cửa bên, đến răng hàm thứ nhất, răng nanh, và sau cùng là rụng răng hàm thứ hai.
Vậy răng sữa trẻ em có thay hết không? Câu trả lời là"Có". Trẻ sẽ thay hết toàn bộ răng sữa với 20 chiếc răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) để 28 chiếc răng vĩnh viễn mọc lên (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới). Riêng răng khôn sẽ xuất hiện khi trẻ đến độ tuổi trưởng thành (khoảng từ 17 – 25 tuổi). Một người có thể mọc đủ cả 4 chiếc răng khôn, nhưng cũng có trường hợp mọc không đủ, thậm chí có người không mọc. Nếu mọc đủ 4 răng khôn, mỗi người trưởng thành sẽ có hàm răng vĩnh viễn bao gồm 32 chiếc răng.
Một đứa trẻ từ khi chào đời đến khoảng 3 tuổi sẽ mọc 20 chiếc răng sữa, sau đó đến khoảng 6 tuổi những chiếc răng sữa sẽ dần lung lay, rụng đi để thay thế bởi răng vĩnh viễn. Đến khoảng 12 tuổi, toàn bộ răng sữa sẽ được thay thế bởi hàm răng vĩnh viễn với 28 chiếc (không kể răng khôn).
Đó là quá trình thay và mọc răng bình thường ở một người từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ mà có thể xảy ra những điều bất thường trong thời gian mọc và thay răng, chẳng hạn như chậm mọc răng, mất răng sữa sớm, thay răng muộn, răng mọc ngầm, răng mọc lệch lạc, không răng bẩm sinh,…
Chúng ta đều biết, răng giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của khuôn mặt, cung hàm, giúp chúng ta có thể tự tin trong giao tiếp. Mặt khác, răng còn đãm nhận chức năng ăn nhai để cung cấp nguồn thức ăn, tạo dinh dưỡng nuôi sống cơ thể khỏe mạnh. Những bất thường trong quá trình mọc và thay răng đều sẽ kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của trẻ. Vì lẽ đó, khi trẻ mọc và thay răng, các bậc phụ huynh cần quan sát, theo dõi cẩn thận, kịp thời phát hiện những bất thường nếu có xảy ra.
Một điều không được chủ quan đó là răng trẻ rất dễ bị sâu. Nguyên nhân là do trẻ còn nhỏ thích ăn kẹo, ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt, trong khi vấn đề giữ vệ sinh răng miệng lại không đảm bảo, lơ là đánh răng, đánh răng không đúng cách,... Những điều này góp phần gây ra sâu răng và khi không phát hiện và xử lý sớm, sâu răng có thể làm răng sữa của trẻ mất sớm, răng vĩnh viễn có khả năng mọc lệch lạc dẫn đến sự sai lệch khớp cắn về sau.
Trong quá trình theo dõi và chăm sóc răng cho trẻ, các nha sĩ khuyến cáo phụ huynh luôn phải chú ý những điều sau:
Tóm lại, trẻ nhỏ sau khi chào đời đều sẽ mọc răng sữa. Những chiếc răng sữa này đến độ tuổi phù hợp sẽ được thay thế bởi bộ răng vĩnh viễn. Cha mẹ cần chú ý chăm sóc cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn, kịp thời thăm khám và điều trị những bất thường trong quá trình mọc và thay răng ở trẻ, giúp trẻ đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt một cách tối ưu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.