Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã trám răng trong một thời gian dài và cảm thấy răng bị đau nhức? Đó là một tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra sau khi bạn trám răng và kéo dài trong một thời gian dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giảm nhức răng trám lâu ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách giảm đau do răng trám lâu ngày.
Chiếc răng trám lâu ngày của bạn bị ê buốt, đau nhức. Điều này thật khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, không cần phải lo lắng quá nhiều vì có rất nhiều cách giảm nhức răng trám lâu ngày mà bạn có thể áp dụng. Để biết thêm thông tin, hãy tiếp tục đọc bài viết này.
Trám răng có bền không? Trung bình miếng trám răng hiện nay có thể giữ được từ 2 đến 5 năm. Tuy nhiên, thời gian sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vật liệu trám, tình trạng răng, vị trí trám, tay nghề của bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng.
Về vật liệu trám, hai chất liệu dùng trong trám răng phổ biến hiện nay là composite hoặc amalgam. So với trám răng composite, amalgam có độ bền cao hơn, nhưng lại không có tính thẩm mỹ. Ngoài ra, amalgam dễ bị kích ứng khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu những răng ở bên ngoài như răng cửa hoặc răng nanh thì nên chọn composite để tăng tính thẩm mỹ, còn răng hàm thì có thể chọn amalgam để tăng độ bền chắc.
Tình trạng răng trước đó cũng ảnh hưởng đến thời gian sử dụng miếng trám. Những răng bị chết tủy hoặc đã lấy tủy trước đó sẽ có khả năng sử dụng miếng trám thấp hơn. Các răng ít hư tổn, sâu nhẹ thì có thể duy trì miếng trám được lâu hơn.
Vị trí trám răng cũng là một yếu tố quan trọng. Những răng hàm khi trám răng sẽ có diện tích tiếp xúc rộng hơn, do đó vật liệu trám có thể bám chắc chắn hơn vào răng thật. Ngược lại, đối với răng cửa hay răng nanh thì diện tích tiếp xúc hẹp, miếng trám dễ bong và rơi ra ngoài.
Cuối cùng, tay nghề của bác sĩ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu tay nghề của bác sĩ không cao và trám bị sai kỹ thuật thì rất có thể miếng trám sẽ rơi chỉ sau một thời gian sử dụng.
Nếu bạn cảm thấy răng trám của mình nhức đau trong thời gian dài, đó là dấu hiệu rằng vấn đề đang xảy ra tại vị trí trám. Nguyên nhân thường là do vật liệu trám bị vỡ, mẻ hoặc bong nứt, cho phép thức ăn và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng và gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt răng.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng đau nhức xảy ra do tổn thương tại lợi, nướu hoặc chân răng mà không liên quan đến trám.
Để giảm đau và ngừng tình trạng nhức răng trám, bạn nên đến nha khoa sớm để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không thể đến nha khoa ngay lập tức, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời như chườm lạnh hoặc uống thuốc giảm đau. Hãy nhớ rằng, việc xử lý sớm vấn đề trám sẽ giúp bạn tránh được những tổn thương và chi phí lớn hơn trong tương lai.
Các phương pháp đơn giản tại nhà để giảm đau nhức sau khi trám răng lâu năm
Nếu bạn bị đau nhức sau khi trám răng lâu năm nhưng chưa có thời gian để đến nha khoa thăm khám ngay lập tức, có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà sau đây để cải thiện cơn đau:
Lưu ý rằng nếu dấu hiệu đau nhức, ê buốt không giảm sau khi sử dụng thuốc, bạn cần đến trung tâm nha khoa để được khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Để tránh tình trạng răng trám lâu năm bị nhức, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Chú ý đến những điều trên giúp bạn giảm thiểu nguy cơ răng trám bị nhức, đồng thời giữ cho răng và men răng của bạn khỏe mạnh trong thời gian dài.
Như vậy, răng trám lâu ngày có thể dẫn đến cảm giác đau nhức rất khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, với những cách giảm đau răng trám lâu ngày bị nhức đã được chia sẻ trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt cảm giác đau đớn của răng. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình và thường xuyên thăm khám nha khoa để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.