Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rối loạn lưỡng cực 2: Khái niệm, dấu hiệu và cách can thiệp

Ngày 10/07/2024
Kích thước chữ

Rối loạn lưỡng cực 2 là một trong ba dạng rối loạn lưỡng cực phổ biến. Đây là bệnh lý khiến con người liên tục rơi vào trạng thái trầm cảm đồng thời xuất hiện xen lẫn một vài cơn hưng cảm ở mức độ nhẹ.

Khi mắc rối loạn lưỡng cực 2, tâm trạng của người bệnh thay đổi thất thường nhưng có chiều hướng dễ bị trầm cảm hơn là hưng phấn. Các hưng phấn xuất hiện thường rất nhẹ chứ không rõ ràng như rối loạn lưỡng cực 1.

Thế nào là rối loạn lưỡng cực 2?

Rối loạn lưỡng cực 2 là một bệnh tâm thần mà trong đó, người bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều cơn trầm cảm được ngắt quãng bởi một vài cơn hưng cảm nhẹ.

Khảo sát cho thấy trong vấn đề sức khỏe này, giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn, cơn xuất hiện dày đặc hơn. Giai đoạn hưng cảm xuất hiện với tần suất thưa thớt, cường độ thấp, không bao giờ chạm đến trạng thái hưng cảm toàn phần.

Thực tế chứng minh rằng một giai đoạn trầm cảm của bệnh nhân thường kéo dài tối thiểu 14 ngày và hưng cảm ở mức độ nhẹ chỉ xuất hiện trong vỏn vẹn 4 ngày. Bệnh bắt gặp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới.

Rối loạn lưỡng cực 2: Khái niệm, dấu hiệu và cách can thiệp 2
Người mắc rối loạn lưỡng cực 2 có tâm trạng thay đổi rất thất thường

Bên cạnh hai giai đoạn điển hình nói trên thì người bệnh vẫn có những khoảng thời gian có tâm lý ổn định bình thường. Nếu tiếp xúc với họ trong giai đoạn này, bạn sẽ rất khó để đánh giá đối tượng giao tiếp có mang bệnh hay không.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân làm phát sinh rối loạn lưỡng cực 2. Vậy nên ngăn ngừa vấn đề sức khỏe này là điều vô cùng khó khăn. Tuy vậy, việc dùng thuốc và tham gia các buổi trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn giảm thiểu triệu chứng bệnh xảy ra trong tương lai gần.

Các dấu hiệu điển hình của rối loạn lưỡng cực 2

Các dấu hiệu điển hình nhất của rối loạn lưỡng cực 2 phần đa đều liên quan đến giai đoạn trầm cảm. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như:

  • Luôn có tâm trạng chán nản, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng, ngại vận động.
  • Luôn có cảm giác tội lỗi, nghĩ mình vô dụng.
  • Không tìm ra động lực khi thực hiện bất cứ việc gì.
  • Nảy sinh ý định tự vẫn.

Như đã nhắc qua ở trên, tình trạng này có thể kéo dài 2 tuần, thậm chí vài tháng, vài năm. Nếu không theo dõi chặt chẽ thì người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng khi xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Trong giai đoạn hưng cảm, tâm trạng của người bệnh trở nên phấn khích hơn và xuất hiện các dấu hiệu thường gặp sau:

  • Đột ngột thay đổi ý tưởng hoặc suy nghĩ cá nhân.
  • Bỗng nhiên tự tin thái quá.
  • Phát âm nhanh hơn, giọng nói lớn hơn so với bình thường.
  • Ngủ ít, vận động liên tục do bị kích thích thần kinh.

Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh xuất hiện nhiều hành vi tích cực, trở thành nhân tố kết nối mọi người và luôn quan tâm sâu sắc đến người thân, bạn bè. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp phát sinh hành vi thiếu lành mạnh như tiêu pha vô tổ chức, quan hệ tình dục với những người không quen biết hoặc trước đó họ không hề có thiện cảm, đi xe quá tốc độ cho phép,...

Rối loạn lưỡng cực 2: Khái niệm, dấu hiệu và cách can thiệp 1
Bệnh nhân xuất hiện nhiều giai đoạn trầm cảm kéo dài, xen lẫn là một vài giai đoạn hưng cảm ngắn

Những đối tượng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực 2

Tỷ lệ mắc rối loạn lưỡng cực 2 trên thế giới là không hề thấp. Đặc biệt tại Hoa Kỳ có tới 6 triệu người đang phải điều trị chứng rối loạn tâm thần này (tương đương 2,5% dân số). Vậy đâu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn lưỡng cực 2?

Bệnh thường xuất hiện ở những người trải qua sang chấn tâm lý trong thời thơ ấu như: Bạo hành, xâm hại, bóc lột sức lao động,... Những triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở độ tuổi 20 và hầu hết các bệnh nhân đều được chẩn đoán trước năm 50 tuổi. Đặc biệt những người có người thân cùng huyết thống mắc rối loạn lưỡng cực 2 thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn người khác.

Rối loạn lưỡng cực 2: Khái niệm, dấu hiệu và cách can thiệp 4
Bệnh thường xuất hiện ở những người từng trải qua sang chấn tâm lý

Giải pháp điều trị rối loạn lưỡng cực 2

Có 4 nhóm thuốc được chỉ định cho người mắc rối loạn lưỡng cực 2, đó là:

Thuốc định tâm trạng

Lithium

Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị chứng rối loạn tâm thần nói trên. Thuốc có bản chất kim loại, được biết đến với hai biệt dược phổ biến là Lithobid và Eskalith.

Thời gian phát huy tác dụng có thể lên tới vài tuần nên thuốc thường được dùng với mục đích lâu dài nhằm kiểm soát những đợt hưng cảm cấp tính. Khi sử dụng lithium, người bệnh cần được theo dõi nồng độ thuốc để hạn chế tối đa tác dụng phụ đi kèm.

Carbamazepine (Tegretol)

Có tác dụng tương tự Lithium, được sử dụng điều trị rối loạn lưỡng cực từ hơn 50 năm nay. Ngoài ra thuốc còn dùng để ngăn ngừa hai thái cực của tâm trạng (trầm cảm - hưng cảm) trong tương lai gần. Người bệnh thường phải xét nghiệm máu để rà soát chức năng gan, lượng bạch cầu trước khi dùng, nếu đạt yêu cầu mới có thể sử dụng.

Lamotrigine (Lamictal)

Loại thuốc này được biết đến với vai trò trì hoãn những đợt tâm thần bất ổn. Thuốc được kiểm duyệt và cấp phép bởi FDA nên sử dụng rất an toàn.

Valproate (Depakote)

Valproate được dùng với mục đích “rào trước” những cơn động kinh, làm dịu tâm lý người bệnh. Đặc biệt là kích hoạt lithium, giúp loại thuốc này nhanh phát huy tác dụng.

Rối loạn lưỡng cực 2: Khái niệm, dấu hiệu và cách can thiệp 3
Điều trị tâm lý và sử dụng thuốc là 2 phương pháp can thiệp chủ yếu đối với chứng rối loạn tâm thần này

Thuốc chống trầm cảm

Seroquel XR và Seroquel là hai đại diện hiếm hoi được FDA cấp phép sử dụng trong điều trị trầm cảm do rối loạn lưỡng cực 2 gây ra.

Nhóm thuốc này giúp người bệnh vực dậy tâm lý, dễ dàng đi qua những cảm xúc tiêu cực và có thể sử dụng lâu dài. Ngoài hai biệt dược nói trên thì các loại thuốc thường gặp khác như Zoloft, Prozac, Paxil cũng được chỉ định cho bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm.

Benzodiazepines

Đây là nhóm thuốc bao gồm 3 đại diện: Ativan, Xanax, Valium. Được sử dụng với mục đích khống chế các dấu hiệu điển hình của giai đoạn hưng cảm như tăng động, mất ngủ,...

Thuốc chống loạn thần

Nhóm thuốc này phát huy tác dụng tốt trong cả hai giai đoạn (hưng cảm và trầm cảm) nên có thể kê toa cho nhiều trường hợp. Những đại diện tiêu biểu bao gồm Seroquel, Saphris, Zyprexa, Abilify, Vraylar,...

Một trong những vấn đề đáng ngại của bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực 2 là thường giả vờ như mình đang sống tốt, sống hạnh phúc. Biểu hiện ra bên ngoài bằng sự vui vẻ, lạc quan nên không được chẩn đoán sớm. Vậy nên chúng ta cần học cách gần gũi, chia sẻ với những người xung quanh để phát hiện sớm tình huống có vấn đề.

Khái niệm, triệu chứng và cách can thiệp đối với bệnh rối loạn lưỡng cực 2 vừa được chia sẻ rất chi tiết. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe này và ứng dụng linh hoạt kiến thức nền vào thực tiễn. Trân trọng!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.