Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder – PPD) là một trong những tình trạng thuộc rối loạn nhân cách “Nhóm A” – nhóm liên quan đến những cách suy nghĩ kỳ quặc hoặc lập dị. Những ai mắc chứng rối loạn nhân cách này sẽ không ngừng nghi ngờ người khác, ngay cả khi không có lý do nào để nghi ngờ.
Những người có xu hướng không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của mọi người thì thường có niềm tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách để hại mình. Đó là nét đặc trưng của chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng (tiếng Anh: Paranoid Personality Disorder). Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân cũng như cách điều trị chứng rối loạn nhân cách này.
Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị, kỳ quặc trong đó bệnh nhân thường xuyên nghi ngờ người khác. Các dấu hiệu khác của chứng rối loạn nhân cách này bao gồm việc miễn cưỡng giao tiếp với người khác, luôn hận thù, có ý nghĩ “hạ thấp” hay “đe dọa” ngay cả trong những lời góp ý hoặc hành động đơn giản. Những ai bị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường hay cảm thấy giận dữ và hận thù với người đối diện.
Rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể thành ảo tưởng khi các ý nghĩ phi lý và lòng tin trở nên quá cứng nhắc mà không ai thuyết phục được họ. Người mắc rối loạn hoang tưởng hay bị ảnh hưởng về suy nghĩ. Họ vẫn có thể làm việc và hoạt động hàng ngày nhưng cuộc sống thường hạn chế và cô lập.
Các triệu chứng thường thấy của rối loạn nhân cách hoang tưởng bao gồm:
Nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn nhân cách hoang tưởng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể liên quan đến việc kết hợp các yếu tố sinh học và tâm lý. Rối loạn nhân cách hoang tưởng thường phổ biến ở những ai có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt. Ngoài ra, chấn thương thể chất hay tình cảm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Rối loạn nhân cách hoang tưởng là tình trạng khá thường thấy và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam. Chúng ta có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như: Bệnh sử gia đình về sức khỏe tâm thần vì rối loạn nhân cách hoang tưởng thường phổ biến hơn ở những ai có người thân bị tâm thần phân liệt; Yếu tố môi trường như chấn thương thể chất và cảm xúc thời thơ ấu.
Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán rối loạn nhân cách hoang tưởng dựa trên những đánh giá về thể chất và tâm lý bằng cách kiểm tra bệnh sử tâm thần, xét nghiệm vật lý. Mặc dù không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán rối loạn nhân cách hoang tưởng nhưng các bác sĩ sẽ dùng các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau để loại trừ các bệnh lý gây ra triệu chứng.
Các bác sĩ tâm thần sẽ đánh giá sức khỏe toàn diện của bệnh nhân bằng cách hỏi về thời thơ ấu, trường học, nơi làm việc và các mối quan hệ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh phản ứng với một tình huống tưởng tượng, điều này giúp đánh giá cách bệnh nhân phản ứng với các tình huống nhất định (ví dụ như phản ứng của bạn sẽ như thế nào nếu tìm thấy chiếc ví của ai đó trên đường về nhà). Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng thường sẽ không tự tìm cách điều trị vì họ không thấy mình có vấn đề gì cả. Liệu pháp trị liệu tâm lý là hình thức điều trị phổ biến dành cho chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng, tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng để đối phó với mọi vấn đề, cũng như cải thiện tương tác xã hội, giao tiếp và vấn đề về lòng tự tôn.
Bởi vì lòng tin là một yếu tố vô cùng quan trọng của liệu pháp tâm lý, việc điều trị là một thách thức vì những người bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn không tin tưởng vào bất kỳ ai. Kết quả là, nhiều người mắc bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng không nghe theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, hoặc thuốc chống loạn thần có thể được bác sĩ kê đơn nếu các triệu chứng của người bệnh quá nghiêm trọng hoặc nếu họ cũng bị một vấn đề tâm lý liên quan, chẳng hạn như trầm cảm hay lo lắng.
Bài viết này đã cung cấp thông tin về chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng như: Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Rối loạn nhân cách hoang tưởng là một rối loạn mãn tính, có xu hướng kéo dài trong suốt cuộc đời của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều trị có thể cho phép những ai dễ mắc chứng này học được những cách đối phó với các tình huống một cách hiệu quả hơn.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.