Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi mà ai cũng nên biết

Ngày 09/01/2023
Kích thước chữ

Có nhiều nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi, bởi vậy bạn nên cần có biện pháp chăm sóc bộ phận này thật khoa học.

Rốn là bộ phận đảm nhiệm một số chức năng quan trọng của cơ thể người. Nhưng chúng ta thường chủ quan và không quan tâm đến trạng thái của nó. Từ đó, dẫn đến trường hợp nhiều người đã mắc phải tình trạng rốn bốc mùi khó chịu. Vậy nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi là gì? Cách chăm sóc rốn cho khoa học như thế nào?

Rốn và những điều cần biết về bộ phận này

Rốn là bộ phận nằm trên bụng. Sau khi tách dây rốn, có người sẽ có rốn nổi (rốn lồi), hoặc cũng có trường hợp rốn rỗng (rốn thụt). Trong Đông y người ta thường gọi rốn là Thần khuyết, bởi đây là huyệt vị kết nối cùng với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan và da thịt gân cốt con người. 

Bật mí: Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi mà ai cũng nên biết 1 Rốn là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người

Rốn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Vậy nên khi rốn bị hôi, bạn phải tìm ngay nguyên nhân cụ thể để xử lý triệt để, bảo vệ bộ phận này tốt nhất. Một số chức năng của rốn có thể kể đến như:

  • Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi: Khi mang thai, dây rốn chính là mối duy trì sự sống cho thai nhi. Những chất dinh dưỡng thiết yếu từ cơ thể mẹ bầu sẽ được truyền sang cho người con qua dây rốn để thai lớn dần. 
  • Liên quan mật thiết đến sức khỏe cơ quan nội tạng: Bởi rốn chính là thần khuyết gần các cơ quan như gan, ruột, dạ dày nên khi giữ ấm rốn sẽ trị được các bệnh về tiêu chảy, đau dạ dày, tiêu hoá kém. Với phụ nữ, giữ ấm cho rốn trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. 

Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi

Cùng điểm qua một số nguyên nhân dễ khiến lỗ rốn có mùi hôi:

Vệ sinh rốn không sạch

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rốn bị hôi. Đa phần rốn có cấu tạo thụt vào phía trong nên bộ phận này có hình dạng như cái túi chứa nhiều bụi bẩn, mồ hôi, da chết. Rốn càng sâu thì nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn càng lớn.

Vậy nên khi không giữ vệ sinh rốn sạch sẽ, rốn vô tình sẽ là nơi phát triển tiềm năng cho nấm, vi khuẩn từ đó lỗ rốn có mùi hôi rất khó chịu. 

Nhiễm nấm

Bật mí: Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi mà ai cũng nên biết 2 Nhiễm nấm Candida là nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi

Theo nhiều chuyên gia, nấm Candida chính là loại nấm men hay lưu trú ở rốn cơ thể người khi bộ phận này bị ẩm ướt. Khi nhiễm Candida, vùng da rốn sẽ bị tổn thương, xuất hiện vảy, mẩn đỏ và có thể gây nên mụn nước, đau rát kèm mùi hôi khó chịu.

Loại nấm này không chỉ thích gây bệnh ở rốn mà nó còn hay xâm nhập vào các bộ phận khác như háng, nách, kẽ tay chân, âm đạo.

Nhiễm trùng rốn

Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi kèm mủ rất nguy hiểm là khi cơ thể bị nhiễm trùng rốn. Nếu bạn đã từng phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị rốn, xỏ khuyên quanh rốn thì nguy cơ mắc nhiễm trùng lại càng cao.

Khi rốn bị nhiễm trùng, bộ phận này sẽ có mùi hôi, chảy dịch ra ngoài, đau, sưng và luôn có cảm giác nóng khi chạm vào. 

U nang lông/u nang biểu bì

Đây là bệnh phát triển bởi một khối u nang lớn bất thường trong da tại vị trí dưới chân lông. U nang lông hay u nang biểu bì đều chứa chất dịch bên trong. Nếu phát triển lớn hơn thì khối u sẽ vỡ khiến chất dịch màu vàng có mùi hôi chảy ra.

Tình trạng rốn có mùi hôi ở vùng da quanh rốn mắc dạng u này là điều hiển nhiên và nguy cơ rốn bị nhiễm trùng là rất cao. 

Bật mí: Nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi mà ai cũng nên biết 3 U nang lông vỡ ra ở vị trí rốn sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng

U Keratin

U Keratin hay còn gọi là u nang bã nhờn. Đây là những cục u nhỏ và cứng phát triển dưới da. Bệnh u Keratin hiếm gặp hơn u nang lông hay u biểu bì nhưng đây cũng là một trong các nguyên nhân gây hôi ở lỗ rốn khi mắc phải. 

Vệ sinh rốn thế nào cho đúng?

Cơ thể con người thường có cấu tạo rốn khá đa dạng. Một số người sẽ có rốn dạng lồi, rỗng sâu. Một số khác thì có rốn dạng dọc hẹp, ngang hẹp, dạng tròn, dạng oval. Nhưng nhìn chung đa phần cơ thể người hoặc sở hữu rốn lồi, hoặc sở hữu rốn lõm.

Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi chủ yếu từ cách vệ sinh không kỹ. Vậy phải làm sạch chúng thế nào? Cùng tìm hiểu qua phần sau của bài viết:

Đối với rốn lõm

Trước khi tắm, bạn hãy nhúng tăm bông vào cồn và nhẹ nhàng chà xát các bề mặt bên trong rốn, nên dùng cồn 70 độ để vệ sinh. Nếu tăm bông không còn vết dơ thì bạn thay một tăm bông mới nhúng vào nước để làm sạch rốn lần nữa.

Sau khi tắm xong, hãy lau khô phần bên trong rốn bằng một miếng gạc khô và sạch để đảm bảo rốn được khô ráo. 

Đối với rốn lồi

Hãy tạo bọt ở chiếc khăn mềm và nhẹ nhàng chà rửa quanh vùng rốn. Sau đó rửa sạch lại để vùng rốn trôi hết xà phòng. Sau khi tắm xong, lau thật khô phần rốn với khăn khô. Nếu có điều kiện thì bạn hãy xoa một ít kem dưỡng da lành tính lên vùng da rốn. 

Để phòng các bệnh viêm nhiễm cho lỗ rốn, bạn cần nắm chắc nguyên tắc giữ rốn luôn khô ráo và sạch sẽ. Vậy nên ngoài cách vệ sinh bộ phận này hàng ngày, bạn cần hạn chế mặc áo quần chật, ẩm ướt hoặc bẩn.

Trong ăn uống hàng ngày, bạn hãy hạn chế ăn đường bởi đường huyết tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở cơ thể. Bạn cũng nên thận trọng trước quyết định xỏ khuyên rốn bởi nếu không vệ sinh kỹ thì lỗ rốn dễ bị nhiễm trùng hơn hết. 

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi. Hãy chú ý trong cách vệ sinh hằng ngày để không bao giờ gặp viêm nhiễm cho bộ phận này. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin