Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rung giật nhãn cầu là tình trạng mắt người bệnh chuyển động lặp đi lặp lại và không tự kiểm soát được. Những chuyển động này thường dẫn đến giảm tầm nhìn, giảm khả năng quan sát và nhìn không rõ đồ vật. Vậy rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không?
Rung giật nhãn cầu là hiện tượng xảy ra về mắt có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống hàng ngày. Nếu rung giật nhãn cầu không được điều trị, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mất cân bằng giữa sự phối hợp của cơ thể.
Khi bị bệnh, mắt người bệnh di chuyển qua lại không chủ đích, lên và xuống hoặc thậm chí xoay tròn, khiến bệnh nhân không thể nhìn rõ những vật thể. Người bệnh thường phải cúi đầu hoặc giữ phần đầu ở vị trí bất thường nhằm có thể quan sát rõ hơn. Nhìn chung, chứng rung giật nhãn cầu là triệu chứng của một vấn đề về mắt hoặc thậm chí có thể do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Một số bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn.
Thường xảy ra ở những bệnh nhân có sự tổn thương một bên bán cầu đại não. Hướng chậm đều của rung giật thường hướng về phía bán cầu bình thường và trả nhanh về bên hướng có sự tổn thương. Không những thế, rung giật nhãn cầu ngang xảy ra ở những bệnh nhân mắc tật khúc xạ nặng hoặc bất đồng khúc xạ.
Rung giật nhãn cầu với hướng trả nhanh xuống dưới, thường do có tổn thương ở tiền đình tiểu não và hành não bao gồm:
Rung giật nhãn cầu có hướng trả nhanh lên trên, gồm 2 loại:
Rung giật nhãn cầu hướng xoay tròn thường giảm khi nhìn sang 2 bên. Hiện tượng này thường do tổn thương ở hành não bên.
Có thể theo hướng ngang hoặc dọc, hoặc xoay vòng với cùng tốc độ ở từng hướng và có biên độ thay đổi theo hướng nhìn. Rung giật nhãn cầu qua lại kiểu quả lắc thường không đồng đều ở cả 2 mắt. Nguyên nhân thường do các rối loạn ở tiểu não và đại não trong các bệnh lý dưới đây:
Lúc này, một mắt rung giật nhãn cầu hướng lên và xoay vào trong, còn mắt kia hướng xuống dưới và xoay ra ngoài. Nguyên nhân thường do tổn thương ở giao thoa gây mất dẫn truyền thị giác chéo bên như trong tổn thương cận hố yên, u tuyến yên hoặc do tổn thương ở bề mặt trung não, mất thị lực do bệnh viêm võng mạc sắc tố.
Rung giật nhãn cầu xảy ra khi người bệnh cố gắng liếc nhìn về hướng nào đó tối đa. Khi đó mắt sẽ không thể giữ ở vị trí này được và sẽ trả nhanh về vị trí nguyên phát.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn không tìm được nguyên nhân chính xác. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
Bệnh có ảnh hưởng đến tầm nhìn gây ra khó chịu, chóng mặt và mệt mỏi cho người mắc phải. Họ có thể gặp khó khăn khi nhìn trong bóng tối hoặc rất nhạy cảm với ánh sáng. Không những thế, người bệnh cũng có thể gặp phải vấn đề với khả năng cân bằng. Nếu tình trạng này có thể là tồi tệ hơn nếu bạn mệt mỏi hoặc căng thẳng. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể:
Bệnh rung giật nhãn cầu ở thể nhẹ và phát hiện sớm hoàn toàn có thể cải thiện theo thời gian. Bệnh rung giật nhãn cầu này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tuy nhiên, bệnh thường không biến mất hoàn toàn. Do đó, khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện mắt thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Không những thế, những triệu chứng của bệnh có thể khiến cho công việc hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi lái xe. Lúc này, vấn đề thị lực ảnh hưởng đến việc bệnh nhân xử lý hoặc vận hành các thiết bị máy móc có nguy cơ nguy hiểm, cẩn trọng và đòi hỏi độ chính xác cao. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được làm các công việc có liên quan đến tầm nhìn hay quan sát nhằm hạn chế những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi "Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không?". Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có thị lực rất kém, nhất thiết cần người giúp đỡ trong những sinh hoạt hàng ngày bởi thị lực hạn chế có thể làm tăng khả năng bị chấn thương.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.