Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không?

Ngày 09/06/2022
Kích thước chữ

Vài nét về ngộ độc rượu: Đặc điểm sinh lý bệnh, ngộ độc rượu có nguy hiểm không, những biểu hiện và cách xử lý sơ cứu khi gặp người bị ngộ độc rượu. 

Việc sử dụng rượu đã và đang ngày càng gia tăng nhanh, đặc biệt với là lứa tuổi thanh thiếu niên, kéo theo đó là tình trạng ngộ độc rượu dần trở nên phổ biến hơn. Do thiếu kiến thức nên rất nhiều người đã xem thường vấn đề này dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi: Ngộ độc rượu có nguy hiểm không nhé!

Ngộ độc rượu là gì? 

Ngộ độc rượu xảy ra khi lượng rượu nạp vào vượt quá khả năng hấp thụ của cơ thể. Gây ra hàng loạt những rối loạn các quá trình sống thiết yếu như: Lưu thông máu, hít thở, khả năng điều khiển,... Do chất cồn có trong rượu bia tác dụng ức chế mạnh đến hệ thần kinh. 

Đặc điểm sinh lý bệnh 

Rượu được hấp thu vào máu chủ yếu trong ruột non, một số ở dạ dày. Quá trình này xảy ra rất nhanh chóng, dẫn tới nồng độ đỉnh đạt trong khoảng từ 30 đến 90 phút sau khi uống nếu như dạ dày trống trước đó.

Khoảng từ 5 đến 10% lượng rượu được bài tiết dưới dạng không thay đổi trong nước tiểu, mồ hôi và không khí. Phần còn lại thì được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Tuy nhiên quá trình này tương đối chậm, dẫn tới nhiều triệu chứng dai dẳng nếu bị ngộ độc.  

Cơ chế tác động chính của chúng là liên kết trực tiếp với thụ thể gamma-aminobutyric (GABA) của CNS, gây ngủ, và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mô tim, gan và tuyến giáp.

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? 1

Một trong những cơ chế kích thích của rượu

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? 

Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần hiểu những triệu chứng, ảnh hưởng của ngộ độc rượu lên cơ thể.

Khi uống một lượng rượu nhỏ, người uống có thể nhận thấy những hành vi rối loạn, gây nguy hiểm cho bản thân cũng như những người xung quanh. Lúc này, rượu khiến cho người uống giảm khả năng tự phê phán, không thể kiềm chế, các phản xạ của mắt và tai đều giảm rõ rệt. Người ta có thể định lượng nồng độ rượu trong máu để định mức độ ngộ độc rượu. Cụ thể như sau:

  • Đối với nồng độ cồn từ 80 - 100mg/100ml máu, người bị ngộ độc rượu không đủ năng lực để lái xe.
  • Với nồng độ cồn từ 10 - 20mg/100ml, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi rõ ràng, vận động chậm chạp, giảm thiểu khả năng suy nghĩ.
  • Với nồng độ cồn trong máu từ 100 - 200mg/100ml, một số người có tình trạng rối loạn phối hợp động tác, mất khả năng quyết định, nặng hơn là thất điều, cảm xúc không ổn định hay thậm chí là rối loạn định hướng trầm trọng. 
  • Với nồng độ cồn trong máu là 150mg/100ml, người uống có biểu hiện buồn nôn và nôn nhiều.
  • Với nồng độ cồn trong máu là 200 - 300mg/100ml máu, bệnh nhân xảy ra tình trạng nói líu lưỡi, quên ngược chiều.
  • Với nồng độ cồn trong máu đạt đến 400mg/100ml bệnh nhân sẽ xảy ra ức chế hô hấp, hôn mê và thậm chí là tử vong.
  • Nồng độ trên 500mg/100ml dẫn đến khả năng tử vong cho hầu hết người bệnh.

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? 2

Bảng đơn vị cồn và lượng rượu khuyến cáo 

Biểu hiện của ngộ độc rượu

Một trong những yếu tố để đánh giá ngộ độc rượu chính là những biểu hiện nguy hiểm mà chúng có thể mang lại. 

  • Nghẹt thở: Rượu có thể gây nôn, sau đó làm giảm phản xạ bịt miệng, điều này làm tăng nguy cơ nghẹt thở nếu như bạn ngất đi.
  • Ngừng thở: Vô tình hít phải những chất nôn vào phổi có thể dẫn đến rối loạn hô hấp mức độ nặng, thậm chí có thể gây tử vong (do ngạt thở).
  • Mất nước nghiêm trọng: Nôn mửa gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, kéo theo tụt huyết áp và tim đập nhanh vô cùng nguy hiểm.
  • Động kinh: Khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp có thể gây ra co giật.
  • Hạ thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể giảm xuống quá thấp có thể dẫn đến tim đập không đều hoặc thậm chí là ngừng đập.
  • Tổn thương não: Uống nhiều rượu có thể gây ra tổn thương não không hồi phục.
  • Tử vong.

Có thể khẳng định rằng, ngộ độc rượu rất nguy hiểm, do đó không nên coi thường tình trạng này. 

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? 3

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không?

Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu

Nếu gặp tình trạng có người bị ngộ độc rượu, hãy lập tức gọi 115 để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng quá nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Đặc biệt cần ghi nhớ, không nên áp dụng các biện pháp dân gian như: tắm nước lạnh, uống cà phê nóng, đi bộ bởi chúng không chỉ không làm tình trạng ngộ được được cải thiện mà còn khiến triệu chứng trở nên nặng hơn.

Sơ cứu cho bệnh nhân trong khi chờ đội ngũ y tế đến

  • Xem kỹ lại và ghi nhớ loại rượu cũng như lượng rượu đã uống. Nắm rõ các loại thuốc họ đang dùng và bất kỳ thông tin sức khỏe nào (như tiền sử bệnh).
  • Không để người say một mình, để ý kỹ đến từng triệu chứng dù lạ nhẹ nhất, vì nguy cơ bị thương do ngã hoặc là nghẹt thở do nôn mửa hiện giờ là rất cao. Giữ người bệnh ngồi hoặc đứng vững trên mặt đất.
  • Nếu như có ứ đọng đờm, nghe thấy tiếng thở khò khè, hoặc nôn mửa cần cho họ ngồi nghiêng về phía trước để lưu thông đường thở. Nếu bất tỉnh, đặt người bệnh ở vị trí nằm nghiêng sang một bên, tránh bị nghẹn hoặc bị sặc,…
  • Nếu như thở yếu, ngừng thở: Thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có sẵn tại chỗ.
  • Đối với tình trạng co giật: Không để người bệnh ngã hoặc là va đập vào các vật cứng.

Quan sát kỹ người bệnh, nếu như nhịp thở yếu, ngừng thở hoặc là tím tái thì có thể thực hiện biện pháp hô hấp nhân tạo.

Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? 4

Có thể thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo cho người bệnh 

Đối với tình trạng ngộ độc nhẹ 

Có thể để người bệnh điều trị tại nhà, tuy nhiên cần lưu ý:

  • Không được tự đi lại một mình, không lái xe, vận hành các loại máy móc hay bất cứ lao động nặng nào khác.
  • Có chế độ ăn hợp lý: Ăn đầy đủ các chất, đặc biệt bổ sung thêm tinh bột (cơm, cháo, mì,…), hoặc cho uống nước đường. Nếu tình trạng tiêu chảy xảy ra nhiều có thể cho người bệnh uống oresol để bù điện giải. 
  • Nằm ngủ: Nên nằm ở tư thế nằm nghiêng đầu, vai đặt cao hơn, giữ ấm. Cần có người theo dõi (để đảm bảo thở đều, êm, niêm mạc hồng hào, gọi hỏi biết).
  • Ủ ấm nếu như thời tiết lạnh.
    Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? 5 Tư thế nằm cho người bị ngộ độc rượu 
     

Trên đây chính là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Ngộ độc rượu có nguy hiểm không? Việc xử trí kịp thời không chỉ làm giảm được tỷ lệ tử vong mà còn giúp cho người bệnh tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn có ý thức kiểm soát lượng rượu mình uống để tránh ngộ độc rượu nhé!

Thảo My

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.