Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sai lầm khiến con mất cơ hội tăng chiều cao

Ngày 13/10/2020
Kích thước chữ

Có ba giai đoạn phát triển ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của một người khi trưởng thành. Nếu không được chú ý đúng mức, đúng thời điểm, bé sẽ không thế đạt được tiềm năng phát triển chiều cao tối đa.

Một trong những sai lầm nhiều người mắc phải đó là con chậm lớn nhưng thay vì đưa đi khám, lại tự ý cho uống thuốc bổ hoặc ăn đồ bổ dưỡng. Việc làm này có thể vô tình khiến bé bỏ lỡ “giai đoạn vàng” phát triển để đạt chiều cao và vóc dáng tối ưu.

Các mốc tăng trưởng chiều cao của một đứa trẻ bình thường

Theo PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, các giai đoạn phát triển chiều cao ở một đứa trẻ thông thường bao gồm những giai đoạn sau:

  • Trẻ sơ sinh đạt chiều cao từ 48 - 52 cm.
  • Năm đầu tiên, chiều cao tăng khoảng 20 - 25 cm.
  • Năm thứ hai, chiều cao tăng khoảng 12cm.
  • Năm thứ ba, chiều cao tăng khoảng 10cm.
  • Các năm từ 4 - 11 tuổi, mỗi năm tăng khoảng 6 - 7 cm.
  • Tuổi dậy thì, mỗi năm bé gái tăng 6 - 10 cm và bé trai tăng 6,5 - 11 cm.

Sai lầm khiến con mất cơ hội tăng chiều cao 2

Giai đoạn 0 - 3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của bé.

Nếu không đạt được mốc tăng trưởng chiều cao theo độ tuổi như trên, có nghĩa là bé đang chậm tăng trưởng chiều cao. Một số trường hợp, cha mẹ thậm chí còn có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng như: trẻ thấp lùn hơn hẳn so với bạn bè cùng lớp hay đến tuổi dậy thì nhưng bé vẫn không xuất hiện dấu hiệu dậy thì như: phát triển ngực ở bé gái hay vỡ giọng ở bé trai.

Chỉ nghĩ đến vấn đề dinh dưỡng khi bé chậm lớn

Các dấu hiệu chậm phát triển chiều cao rất dễ nhận ra. Tuy nhiên, khi con thấp bé, cha mẹ chỉ thường nghĩ đến vấn đề dinh dưỡng. Một số cha mẹ cho bé tăng cường ăn uống các loại thực phẩm: thịt, sữa, hải sản, ngũ cốc, trái cây và hoa quả tươi với hi vọng bé bắt kịp đà tăng trưởng như các bạn đồng trang lứa. Mặt khác, một số phụ huynh tự ý cho bé uống các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng hoặc thuốc tăng chiều cao mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Sai lầm khiến con mất cơ hội tăng chiều cao 3

Dinh dưỡng chỉ góp một phần vào khả năng phát triển chiều cao của một người.

Có ba giai đoạn phát triển quan trọng nhất ở một đứa trẻ: Giai đoạn bào thai, giai đoạn 0 - 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp đến hơn 30% vào chiều cao của một người vào tuổi trưởng thành.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, những yếu tố như: di truyền, quá trình mang thai, thói quen sinh hoạt, môi trường sống và nội tiết tố cũng đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển chiều cao. Trong đó, hormone tăng trưởng GH được xem là yếu tố tiên quyết quyết định vóc dáng của một người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành.

Sai lầm khiến con mất cơ hội tăng chiều cao 4

Hormone tăng trưởng ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc một người giai đoạn dậy thì.

Hormon tăng trưởng kích thước quá trình trao đổi chất của cơ thể, tác động mạnh đến khối cơ và mật độ xương. GH tham gia vào quá trình xây dựng các mô và các cơ quan trong cơ thể. Loại hormone này kích thích khiến mô sụn đầu xương dài ra, làm dày màng xương, giúp cơ bắp chắc khỏe và vết thương nhanh lành. Thiếu hụt GH khiến bé chậm lớn, thấp còi, suy dinh dưỡng và hạn chế chiều cao khi trưởng thành.

Do đó, khi con thấp còn, ngoài việc nghĩ đến khám dinh dưỡng, cha mẹ cũng nên cho bé khám nội tiết. Việc bé được điều trị đúng thời điểm là vô cùng quan trọng. Bởi vì, nếu bỏ lỡ những “giai đoạn vàng” phát triển thể chất, đầu xương đóng lại khiến bé không còn khả năng phát triển chiều cao tối đa nữa.

Vấn đề nội tiết trong các giai đoạn phát triển

Điều cha mẹ cần làm đó là chú ý quá trình phát triển của bé ở những giai đoạn phát triển. Để có thể phát triển tốt nhất, cần cho bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ và luyện tập thể thao thường xuyên. Nếu bé không đạt đến tiềm năng phát triển đúng chuẩn dù đã thực hiện những biện pháp trên, cần nghĩ ngay đến vấn đề trẻ chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng.

Việc điều trị chậm lớn bằng liệu pháp hormone có thể giúp bé cải thiện chiều cao đáng kể. Thời điểm tối ưu để thực hiện liệu pháp này là trong giai đoạn dậy thì: 14 - 15 tuổi ở bé gái và 15 - 16 tuổi ở bé trai. Ngoài việc áp dụng điều trị cho bé kém phát triển chiều cao, liệu pháp hormone tăng trưởng còn được chỉ định khi: Trẻ sinh non, Hội chứng Turner…

Tình trạng kém phát triển ở bé chủ yếu là vì được nuôi dưỡng chưa hợp lý. Cụ thể, canxi là chất cần thiết đóng góp lớn vào tăng trưởng chiều cao nhưng chỉ mới được đáp ứng 60% nhu cầu. Bên cạnh đó, giai đoạn thai kỳ và từ 0 - 3 tuổi vẫn chưa được quan tâm đúng mức khiến bé bỏ lỡ cơ hội phát triển chiều cao vượt bậc.

Uyên

Nguồn tham khảo: Báo VietnamNet

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin