Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau ngót là loại rau quen thuộc và bổ dưỡng nên thường được dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, loại rau này có chứa chất Papaverin khiến tử cung co bóp mạnh, dễ gây băng huyết, làm động thai, sảy thai. Do đó, rau ngót được khuyến cáo không nên sử dụng cho thai phụ nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Cũng vì đặc điểm này mà nhiều chị em thắc mắc không biết sau khi lấy thai có nên ăn rau ngót hay không.
Dù phá thai bằng phương pháp nào đi chăng nữa, sản phụ cũng sẽ có triệu chứng ra nhau thai, máu và sản dịch ở âm đạo. Sức khỏe của người phụ nữ sẽ dần kém đi do những tác hại vô cùng nguy hiểm của việc phá thai. Để sức khỏe hồi phục nhanh chóng, các chị em cần chú ý, cẩn thận trong việc bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ hàng ngày. Vậy nên ăn gì sau khi phá thai để làm sạch tử cung, sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?
Là một loại rau rất quen thuộc đối với người Việt, rau ngót giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như: Các vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết. Rau ngót có vị ngọt, tính lạnh với công dụng bổ máu, nhuận tràng, giải nhiệt rất tốt.
Loại rau này rất giàu vitamin A, C, K tốt cho xương, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sản xuất collagen, điều chỉnh nồng độ cholesterol và chứa các dưỡng chất có thể thay thế protein từ động vật.
Ăn rau ngót sau phi phá thai giúp phụ nữ có thể hồi phục tử cung
Ngoài ra, vitamin C trong rau ngót cũng được biết đến với công dụng hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh chóng, vitamin E chống nhiễm khuẩn rất tốt… Vì vậy, rau ngót phù hợp sử dụng cho phụ nữ sau sinh, sau phá thai để hỗ trợ quá trình hồi phục, làm sạch tử cung.
Trong Đông y, rau ngót cũng thường được dùng để tiêu độc, trị sót nhau. Do đó, phụ nữ sau khi hút thai hoặc phá thai cũng được khuyên nên dùng loại rau này để giúp tử cung co bóp mạnh hơn, làm sạch, đẩy nhanh các chất nhầy và sản dịch còn sót lại trong tử cung.
Như vậy, với thắc mắc sau khi phá thai có nên ăn rau ngót hay không? Câu trả lời là CÓ. Đây được xem là cách làm sạch sản dịch hiệu quả và nhanh chóng. Các chị em có thể sử dụng rau ngót bằng cách chế biến thành các món ăn, nấu canh, nấu cháo hoặc xay nước uống để tận dụng các lợi ích của loại rau này sau khi tiến hành các thủ thuật đình chỉ thai
Xem thêm: Sảy thai uống nước rau ngót sống có đúng không
Các thông tin bên trên đã giải đáp vấn đề sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không chi tiết nhất. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm một số lợi ích của việc ăn rau ngót sau khi phá thai mà sản phụ cần biết dưới đây nhé:
Sau khi phá thai điều đáng lo ngại của các chị em là vết thương lâu lành và viêm nhiễm. Công dụng đầu tiên của việc ăn rau ngót phải kể đến chính là giảm nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả. Lượng vitamin C có trong rau ngót sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Đồng thời, giúp tử cung co hồi tốt hơn ngăn ngừa các bệnh lý và viêm nhiễm phụ khoa sau phá thai.
Rau ngót hỗ trợ đào thải hết nhau thai cho phụ nữ sau phá thai
Sau khi phá thai, vùng kín nữ giới sẽ ra máu kèm theo sản dịch còn sót lại trong tử cung. Hiện tượng này thường diễn ra trong khoảng 5 ngày rồi kết thúc. Việc ăn rau ngót trong khoảng thời gian này sẽ kích thích tử cung co bóp mạnh mẽ để đẩy chất nhầy, sản dịch ra bên ngoài nhanh nhất. Nhờ đó, tử cung được làm sạch một cách nhanh chóng, ngăn ngừa được tình trạng sót nhau, sót thai.
Không chỉ bổ âm, ăn rau ngót còn bổ sung nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, sử dụng loại rau này còn hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi khi cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, loãng xương, đi không vững, run chân tay hay khi mới nạo hút thai. Như vậy làm sạch tử cung bằng rau ngót cũng là một cách khá hiệu quả.
Sau nạo phá thai, sức khỏe người phụ nữ thường rất yếu và cần thời gian để hồi phục. Rau ngót là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ cần thiết nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho chị em. Ăn rau ngót có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho sản phụ sau phá thai. Đồng thời, các vitamin, chất xơ, axit folic có trong rau ngót sẽ giúp giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế suy nhược cơ thể. Nhờ đó, sức khỏe sản phụ sau phá thai sẽ ổn định và nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh rau ngót, sản phụ cần lưu ý bổ sung thêm các thực phẩm sau để nhanh chóng hồi phục cơ thể sau phá thai:
Bên cạnh làm sạch tử cung bằng rau ngót sau khi phá thai bạn nên bổ sung chất sắt có trong: Gạo lứt, thịt đỏ, bơ hạt mè, đậu nành, đậu lăng, hạt bí, rau lá xanh, chocolate đen, nho khô, đào khô… Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả, bù lại lượng máu đã mất trong quá trình phá thai và giai đoạn phục hồi sau đó.
Phụ nữa sau khi phá thai nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt
Việc phá thai có thể khiến sản phụ trầm cảm. Ăn thực phẩm giàu magie ( bơ, đậu lăng, rau lá xanh, sữa cacao, chocolate đen…) có thể giúp bạn sớm vượt qua cảm giác này.
Sản phụ sau phá thai cũng cần bổ sung lượng canxi bị mất đi. Cụ thể nên thêm vào thực đơn cá hồi, cá mòi, các loại hạt, quả táo tàu, đậu nành, sữa và chế phẩm từ sữa…
Rau quả tươi giàu vitamin C rất tốt cho phụ nữ sau phá thai và có thể giúp bạn tránh bị sảy thai trong tương lai. Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như: Cam chanh, dưa hấu, nho, đu đủ, dâu tây, dưa chuột, rau dền, cải kale, bắp cải…
Các axit amino trong protein sẽ hỗ trợ hàn gắn tế bào, giúp cơ thể hồi phục sau phá thai. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu lăng…
Thực phẩm giàu folate (vitamin B9): Sau phá thai, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu folate như: Rau dền, bông cải xanh, đậu bắp, đậu lăng, đậu Hà Lan, bí đao, cam chanh, bơ…
Các loại thực phẩm này giúp sản phụ chống lại tình trạng trầm cảm, viêm nhiễm, hạ cholesterol và hỗ trợ tim mạch. Omega - 3 có nhiều trong cá mòi, cá trích, cá hồi, cá ngừ và các loại hạt.
Thực phẩm giàu Omega - 3 giúp phụ nữ sau phá thai tránh trầm cảm
Sau phá thai, cơ thể đang yếu ớt của sản phụ cần bổ sung carbohydrate để tiếp thêm năng lượng. Carbohydrate có nhiều trong gạo lứt, khoai lang, táo, chuối, bưởi, cam…
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?" và gợi ý các thực phẩm cần bổ sung sau phá thai. Ngoài chế độ dinh dưỡng, sản phụ sau phá thai cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời hạn chế vận động mạnh, mang vác nặng vì hoạt động nhiều có thể khiến vết thương tử cung lâu lành.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.