Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời tiết lạnh, khô hoặc trong mùa đông, rất nhiều người thường xuyên sáng ngủ dậy bị chảy máu mũi. Cũng có nhiều trường hợp bị chảy máu mũi trong khi ngủ khiến bệnh nhân vô cùng lo lắng. Nguyên nhân ngủ dậy bị chảy máu mũi do đâu, làm sao xử trí. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sáng ngủ dậy bị chảy máu mũi có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ từ 2 - 10 tuổi và người lớn từ 50 đến 80 tuổi là đối tượng dễ gặp phải hơn. Sớm tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý sẽ giúp bạn phòng tránh được những tác hại xấu cho sức khỏe.
Chảy máu mũi (hay còn gọi chảy máu cam) thường xảy ra vào thời điểm sáng ngủ dậy. Nhiều người lo lắng không biết mình bị chảy máu mũi do đâu, có nguy hiểm không. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngủ dậy bị chảy máu mũi:
Không khí khô (từ bên ngoài hoặc trong nhà sưởi ấm) đều là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc mũi bị khô, dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi và gây ra tình trạng sáng ngủ dậy bị chảy máu mũi.
Để ngăn ngừa nguyên nhân này, bạn hãy làm giảm độ khô của môi trường bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí. Bên cạnh đó, thường xuyên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để giúp mũi được làm ẩm bên trong.
Dùng thuốc chống nghẹt mũi khi bị cảm lạnh là không sai. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức thuốc thông mũi này có thể dẫn đến hậu quả làm niêm mạc mũi bị khô và kích thích gây chảy máu. Bên cạnh đó, nếu bạn xì mũi quá mức cũng có thể khiến rách mô và gây chảy máu mũi.
Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng là những rối loạn sức khỏe có thể là yếu tố nguy cơ khiến bạn ngủ dậy bị chảy máu mũi. Nhiễm trùng hô hấp trên hoặc dị ứng mũi thông thường có khả năng khiến gây chảy máu cam vào buổi sáng do viêm niêm mạc mũi.
Ngoài ra, nếu mắc phải các bệnh lý như bệnh thận hoặc gan, nghiện rượu làm giảm khả năng đông máu đều có thể khiến bạn bị chảy máu mũi. Chưa kể, bệnh tim mạch (tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết), tăng huyết áp ác tính cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi, kèm theo một số triệu chứng như khó thở, nhức đầu dữ dội…
Tình trạng ngủ dậy bị chảy máu mũi có thể do một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Điển hình là các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), aspirin, hoặc thuốc chống đông.
Do đó, để phòng ngừa nguy cơ ngủ dậy bị chảy máu mũi, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc vừa nêu, nhất là nếu bạn đã có tiền sử chảy máu mũi.
Lệch vách ngăn mũi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam ở một số người. Khi bề mặt vách ngăn mũi khô, vách ngăn lệch,... dễ làm cho các tác nhân lạ từ bên ngoài tiếp cận với các hốc mũi và có thể dẫn đến thương tổn, tắc nghẽn, gây nhiễm trùng mũi và chảy máu mũi.
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra cho cơ thể bạn cũng không được chủ quan, bao gồm cả tình trạng ngủ dậy bị chảy máu mũi. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng và đến ngay bác sĩ nếu là lần đầu gặp hiện tượng chảy máu mũi vào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu đang dùng chất chống đông máu hoặc bị rối loạn đông máu như bệnh hemophilia... thì bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ.
Bên cạnh đó, trẻ dưới hai tuổi bị chảy máu cam thường xuyên hoặc có một số triệu chứng thiếu máu, da nhợt nhạt, tim đập nhanh và thở dốc thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách xử lý tình trạng ngủ dậy bị chảy máu mũi khá dễ dàng với các hướng dẫn đơn giản và một số biện pháp khắc phục tại chỗ sau đây:
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao xảy ra hiện tượng ngủ dậy bị chảy máu mũi. Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể khắc phục nếu bạn tìm ra nguyên nhân và có sự điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Những vấn đề có liên quan đến việc dùng thuốc, tốt nhất là bạn trao đổi với bác sĩ để có được tư vấn cụ thể, chính xác nhất.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.