Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi nhổ răng sữa vứt ở đâu là thắc mắc của nhiều ba mẹ. Nhiều người thường vứt bỏ chiếc răng sữa nhưng có một số trường hợp được giữ lại theo quan niệm văn hóa. Vậy trong y khoa, nên vứt bỏ hay giữ lại răng sữa? Sau khi nhổ răng sữa vứt ở đâu?
Quyết định sau khi nhổ răng sữa vứt ở đâu là tùy thuộc vào quan niệm văn hóa, mục đính và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Hãy cùng tham khảo một số ý kiến và cách xử lý chiếc răng sữa sau khi nhổ trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Sau khi trẻ nhổ răng sữa, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái và vết thương sẽ mau lành hơn.
Thời gian mà con cảm thấy đau đớn sau khi nhổ răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm nhổ răng và phương pháp thực hiện. Nếu bé được nhổ răng tại phòng khám nha khoa và được gây tê, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng.
Trong thời gian miệng của bé vẫn còn tê, hãy ngăn bé cắn vào lưỡi hoặc má. Khi bé vẫn đang đau, chỉ nên cho bé uống đồ uống và thức ăn lỏng, mát lạnh để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đó, trong vài ngày tiếp theo, bé có thể bắt đầu ăn thức ăn rắn nếu bé cảm thấy thoải mái khi nhai. Trong vài ngày tiếp theo, tránh để bé nhai thức ăn ở gần vùng nhổ răng. Khi bé cảm thấy hết đau, có thể quay trở lại nhai thức ăn từ cả hai bên miệng.
Sau khi nhổ răng, để ngăn chảy máu, cha mẹ nên đặt một viên gòn chặt vào vết thương để cục máu đông hình thành trong 45 phút sau đó. Nếu vết thương vẫn chảy máu sau khi gỡ viên gòn, hãy lấy một viên gòn khác đã làm ẩm bằng nước ấm rồi đặt lại vào vị trí nhổ răng và tiếp tục cho bé ngậm răng và cắn nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục sau 30 phút, bạn nên đưa bé quay trở lại nha khoa để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
Sau khi nhổ răng sữa, một cục máu đông bảo vệ sẽ hình thành trên vết thương để kích thích quá trình lành thương. Trong ít nhất 24h sau khi nhổ răng, hãy để bé tránh những hoạt động có thể làm tan cục máu đông hoặc làm mất cục máu đông, như súc miệng mạnh hoặc tham gia vào các hoạt động thể lực mạnh.
Ngoài ra, bé không nên chải răng gần vùng nhổ răng trong vòng 24h sau khi thực hiện thủ thuật. Bé có thể chải răng và sử dụng chỉ nha khoa cho các răng khác như bình thường. Ngày hôm sau, bé có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng gần vùng nhổ răng và nên súc miệng nhẹ nhàng hàng ngày bằng nước muối ấm để ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích quá trình lành thương.
Có nhiều lý do về văn hóa và y học mà nhiều ba mẹ quyết định giữ lại những chiếc răng sữa của con cái.
Ở một số quốc gia châu Á, có truyền thống vứt bỏ răng sữa của con ở nơi xa xôi để khích lệ sự phát triển vững chắc của răng vĩnh viễn. Ví dụ, trẻ sẽ được khuyến khích ném răng sữa từ hàm dưới lên nóc nhà để khuyến khích răng mới mọc nhanh chóng. Ngược lại, với những chiếc răng sữa từ hàm trên, trẻ sẽ ném chúng xuống đất hoặc chôn sâu dưới đất, thường dưới gốc cây lớn để khuyến khích răng mới mọc xuống nhanh hơn.
Nhiều nền văn hóa khác cũng có thói quen chôn những chiếc răng sữa của trẻ dưới gốc cây, kỳ vọng rằng con sẽ phát triển mạnh mẽ như một cái cây lớn.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nha sĩ nhi khoa, các bác sĩ đều công nhận giá trị tình cảm của cha mẹ đối với những chiếc răng đầu tiên của con. Mặc dù không phản đối việc theo các truyền thống trên, với tiến triển của y học hiện đại, các bác sĩ thường khuyến khích việc lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ. Điều này được coi là phương pháp tốt nhất để cha mẹ có thể sử dụng chúng để bảo vệ sức khỏe của con trong tương lai.
Nhìn chung, quan niệm và truyền thống về việc sau khi nhổ răng sữa vứt ở đâu phản ánh sự đa dạng văn hóa trên khắp thế giới. Mỗi nền văn hóa có những tập tục và quan niệm dân gian khác nhau.
Việc xử lý chiếc răng sữa sau khi nhổ là một vấn đề được quan tâm bởi nhiều phụ huynh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để xử lý chiếc răng sữa sau khi nó rụng:
Vứt bỏ: Một lựa chọn đơn giản là vứt bỏ chiếc răng sữa sau khi nó rụng. Phụ huynh có thể quyết định loại bỏ nó một cách đặt vào thùng rác y tế.
Lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa: Một lựa chọn hiện đại và tiên tiến là lưu trữ tế bào gốc từ chiếc răng sữa sau khi nhổ. Tế bào gốc từ răng sữa có thể được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong tương lai. Quy trình này thường được thực hiện tại cơ sở y khoa hoặc ngân hàng tế bào gốc.
Tóm lại, việc lựa chọn cách bảo quản chiếc răng sữa sau khi nhổ phụ thuộc vào văn hóa của mỗi gia đình. Việc vứt răng sữa hàm dưới lên nóc nhà hiện vẫn chỉ là một quan niệm văn hoá và chưa được chứng minh bằng căn cứ khoa học, nhưng đối với nhiều người, đây là một phần của kỷ niệm tuổi thơ giúp cho trẻ cảm thấy an ủi và giảm bớt lo lắng khi bị mất răng.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc sau khi nhổ răng sữa vứt ở đâu? Sau khi nhổ răng sữa, bạn nên xem xét cách xử lý răng sữa một cách an toàn và hợp lý, có thể cân nhắc lưu trữ tế bào gốc từ chiếc răng sữa của con.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.