Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Sau sinh ăn sắn được không và giải pháp ăn sắn an toàn cho các chị em phụ nữ

Ngày 21/03/2023
Kích thước chữ

Sau sinh ăn sắn được không là một câu hỏi thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía các bà mẹ. Giai đoạn sau sinh là khoảng thời gian các mẹ cần chú trọng dinh dưỡng để tạo sữa cho con bú. Sắn là một loại củ quen thuộc trong các bữa ăn, song nhiều bà mẹ vẫn cảm thấy quan ngại về việc ăn sắn trong thời điểm này.

Hậu sinh sản các chị em cần chú ý tới rất nhiều vấn đề như việc vận động, tắm gội, nghỉ ngơi,… nhất là cần phải thực hiện kiêng cử một số loại thực phẩm. Trong đó, những món ăn làm từ sắn chưa bao giờ khiến cho chị em hết băn khoăn. Vậy liệu mẹ sau sinh ăn sắn được không? Đừng bỏ qua bài viết này nếu như bạn vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời nhé!

Những lợi ích mà sắn mang lại

Sắn là một loại cây lương thực vô cùng phổ biến được trồng ở nhiều vùng quê và miền núi. Vậy ăn sắn liệu sẽ mang lại những dưỡng chất gì, và cây sắn được dùng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.

Cung cấp năng lượng

Hàm lượng tinh bột trong củ sắn khá cao, tương đương với một số loại cây lương thực khác như khoai lang, khoai tây, khoai môn,… Thành phần của củ sắn chứa một lượng lớn carbohydrate, đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho sự hấp thụ của cơ thể. 

Sau sinh ăn sắn được không và giải pháp ăn sắn an toàn cho các chị em phụ nữLượng carbohydrate trong sắn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Bổ sung vitamin C

Cũng theo nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, sắn cung cấp rất nhiều vitamin C và chất khoáng. Trong khi đó thành phần đạm và chất béo lại ít hơn rất nhiều, từ đó hỗ trợ điều hòa lượng nước hấp thụ vào máu. 

Ứng dụng trong cuộc sống

Ngoài việc chế biến thành các món ăn dân dã, nhờ lượng tinh bột dồi dào mà sắn còn được ứng dụng trong nhiều hoạt động khác. Chẳng hạn như lượng arginin và acid amin trong sắn được dùng để tạo ra bột làm bánh, sản xuất mạch nha hay chế tạo rượu. Thêm vào đó, nó cũng được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, làm giấy hoặc chất kết dính. 

Phần lá của cây sắn khi luộc kỹ có thể làm rau ă, hoặc chế biến làm muối dưa. Lá sắn sau khi phơi khô sẽ được dùng làm nguyên liệu chiết xuất protein, chế tạo bột hay làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. 

Dùng làm thuốc quý

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng sắn là một loại cây lương thực, thế nhưng nó còn được ví như một cây thuốc quý. Trong dân gian người ta dùng lá sắn giã đắp trị mụn nhọt, còn vỏ lụa của thân cây sắn dùng để đắp bó khi gãy xương. 

Trong trường hợp có triệu chứng say nắng với nhiều biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu thì hãy dùng 40 gram củ sắn, rửa sạch đất, giã nát rồi vắt lấy nước, sau đó thêm một chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. Cơ thể người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục thể trạng.

Lí do nào không nên ăn sắn?

Bên cạnh những lợi ích và giá trị thực tiễn to lớn mà cây sắn mang lại, một vấn đề mà các chị em cần phải lưu ý đó là vấn đề ngộ độc thực phẩm. Theo nghiên cứu của bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, tỉ lệ ngộ độc sắn chiếm 10% trong số các nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Thậm chí con số tử vong lên mức báo động 16,7%, tình trạng ngộ độc sắn xảy ra nếu như các chị em không chế biến đúng cách trước khi ăn. 

Như vậy thì để nói đến vấn đề sau sinh ăn sắn được không, trước tiên chị em vẫn phải chú trọng yếu tố sức khỏe. Trong thành phần của sắn chứa một lượng heterozit. Khi hòa vào trong nước hay lên men tiêu hóa, nó sẽ bị thủy phân thành acid cyanhydric, glucose và acetone. Độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric tạo thành, dưới điều kiện đun sôi thì acid này cũng không dễ dàng bị phá hủy.

Acid cyanhydric gây ức chế hoạt động của men hô hấp, đặc biệt là enzym cytocrom oxydase, enzym đỏ Warburg. Điều này dẫn tới các cơ quan không tiêu thụ được oxy trong cơ thể. Nếu chế biến sai cách, nguy cơ ngộ độc khi ăn sắn hoàn toàn có thể xảy ra. Một số triệu chứng ngộ độc sắn tùy theo lượng sắn hấp thụ có thể kể đến như:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, tiêu chảy,...
  • Rối loạn thần kinh: Đau đầu, chóng mặt,... nguy hiểm hơn sẽ gây ra co giật, giãn đồng tử thậm chí là hôn mê.
  • Rối loạn hô hấp: Cảm giác khó thở, có triệu chứng xanh tím người và suy hô hấp cấp.
Sau sinh ăn sắn được không và giải pháp ăn sắn an toàn cho các chị em phụ nữAcid hydrocyanic là loại độc tố nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng

Khoan nói đến việc phụ nữ sau sinh ăn sắn được hay không, trước hết chúng ta cần phải chú trọng yếu tố sức khỏe thông qua việc chế biến củ sắn. Trong công đoạn sơ chế, mọi người cần lột bỏ vỏ, cắt phần đầu và đuôi của củ sắn trước khi luộc. Đây là những phần tập trung nhiều độc tố nhất trong củ sắn. 

Tiếp theo đó, tiến hành ngâm trong nước và để qua đêm. Trong quá trình luộc sắn lưu ý mở nắp nồi để độc tố dễ dàng bốc hơi. Tuyệt đối không ăn phần đọt sắn, sắn cao sản hay các loại sắn có vị đắng nói chung bởi độc chất của chúng rất phức tạp. 

Phụ nữ sau sinh ăn sắn được không?

Mặc dù là một loại món ăn bình dân nhưng người ta vẫn chỉ sử dụng sắn với mục đích chính là thức ăn chăn nuôi. Nếu như không chế biến củ sắn một cách cẩn thận sẽ dẫn tới nguy cơ tiếp xúc acid hydrocyanic gây ra rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. 

Vì vậy nếu như hỏi phụ nữ sau sinh ăn sắn được không thì câu trả lời là không. Các chị em nên hạn chế việc ăn sắn luộc, sắn hấp và chỉ nên sử dụng sắn như một bữa ăn phụ trong ngày. 

Sau sinh ăn sắn được không và giải pháp ăn sắn an toàn cho các chị em phụ nữChị em cảm thấy băn khoăn liệu phụ nữ sau sinh ăn sắn được không

Làm thế nào để loại bỏ độc tố trong sắn?

Để có thể sử dụng sắn như một bữa ăn phụ, chị em có thể áp dụng một vài phương pháp để khử độc tố trong củ sắn. Dưới đây là những lưu ý cho các chị em trong việc chế biến sắn để từ đó loại bỏ nguy cơ tiếp xúc với độc tố:

  • Sử dụng loại sắn tươi vừa mới gỡ ra khỏi đất, không nên mua các loại sắn để lâu ngày.
  • Việc cắt lát, phơi khô củ sắn trong công đoạn sơ chế sẽ đào thải phần lớn độc tố ra khỏi thành phần. Trong công đoạn sơ chế cần tiến hành lột sạch vỏ ngoài, cắt hai đầu của củ sắn.
  • Ngâm phần củ trong nước vo gạo tối thiểu một giờ đồng hồ, hoặc ngâm trong nước sạch qua đêm. Khi luộc sắn nên mở nắp vung ra và thay nước liên tục 2 - 3 lần để khử các chất độc hại.
  • Việc ăn sắn luộc với đường hoặc mật ong sẽ có tác dụng điều hòa lượng acid hydrocyanic trong củ sắn. Chị em tuyệt đối không nên ăn sắn luộc vào buổi tối. Lý do là vì nếu bị ngộ độc sắn vào thời điểm này thì việc xử lý độc tố sẽ vô cùng khó khăn. 
  • Tìm hiểu kỹ các loại sắn được khi sử dụng, đặc biệt tránh những củ sắn có nhiều dấu hiệu bất thường như: mốc, đốm xanh,…
Sau sinh ăn sắn được không và giải pháp ăn sắn an toàn cho các chị em phụ nữLoại bỏ các độc tố của sắn trước khi chế biến vô cùng quan trọng

Trên đây là một số thông tin tham khảo cho các chị em về việc sau sinh ăn sắn được không. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ hữu ích này, các bạn đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức y khoa cần thiết. Đừng quên theo dõi nhà thuốc Long Châu trong những bài viết tiếp theo nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin