Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống hằng ngày, sẽ chẳng thể nào tránh khỏi những chấn thương hay va đập. Trong nhiều trường hợp, những vết thương sẽ hình thành nên sẹo lồi kém thẩm mỹ, gây cảm giác tự ti trong giao tiếp. Tuy khá hiếm, nhưng vẫn có những trường hợp sẹo lồi phát triển thành sẹo lồi ung thư.
Sẹo lồi không phải là một vấn đề xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Sẹo lồi trong phần lớn các trường hợp là lành tính, tuy nhiên một số hiếm trường hợp có khả năng phát triển thành sẹo lồi ung thư. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh sẹo lồi ung thư như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sẹo lồi xuất hiện nguyên nhân do sự tăng sinh quá mức của các mô sợi dưới da. Bình thường, khi bị tổn thương do một nguyên nhân bất kỳ, cơ thể sẽ có quá trình tự hồi phục hàn gắn vết thương. Tuy nhiên ở những người có cơ địa sẹo lồi hoặc vì một tác động từ bên ngoài khiến quá trình sản sinh collagen và các sợi elastin ở tầng mô liên kết dưới da diễn ra không được bình thường mà trở nên quá sản, điều này sẽ hình thành nên sẹo lồi.
Sẹo lồi thường có màu hồng, hoặc đỏ. Sẹo lồi có xu hướng phát triển lớn hơn và lan rộng hơn so với ranh giới vết thương ban đầu. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da như cánh tay, trước ngực, vai hoặc lưng. Về cơ bản, hầu hết các trường hợp sẹo lồi là an toàn và lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và có thể trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Tuy nhiên trong một số trường hợp hi hữu, sẹo lồi có nguy cơ phát triển thành sẹo lồi ung thư sau một thời gian dài. Quá trình này ngắn có thể là vài tháng, nhưng cũng có thể kéo dài đến vài năm, thậm chí vài chục năm.
Sẹo lồi hình thành nguyên nhân do việc tăng sinh quá mức của các sợi collagen tại vị trí tổn thương. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
Nếu chẳng may bị thương, làm thế nào để hạn chế xảy ra tình trạng sẹo lồi?
Khi xuất hiện vết thương hở ngoài da, bạn nên tiến hành sơ cứu bằng cách vệ sinh sạch sẽ vị trí bị tổn thương, loại bỏ các bụi bẩn, dị vật tồn tại trên da để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi thực hiện băng bó vết thương, cũng cần lưu ý không băng quá lỏng tránh băng gạc dễ rơi ra, nhưng cũng đừng băng quá chật vì sẽ khiến phần mô phía sau bị thiếu máu nuôi dưỡng và gia tăng nguy cơ phát triển của các vi khuẩn yếm khí. Hãy băng vết thương với một độ thoáng vừa phải, đồng thời không căng kéo vết thương để tránh bị xê lệch.
Ngoài ra, việc nặn mụn trứng cá trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây hình thành nên sẹo lồi hay các nhiễm trùng thứ phát.
Trong quá trình hồi phục vết thương, có những thực phẩm mà người bệnh nên ăn nhưng có những thực phẩm người bệnh nên kiêng để giúp ngăn ngừa hình thành sẹo lồi. Nếu trong thời gian này người bệnh sử dụng những thực phẩm như rau muống, thịt bò, trứng, đồ nếp… rất dễ khiến quá trình tăng sinh collagen diễn ra không được bình thường và tăng nguy cơ xuất hiện sẹo lồi. Vì vậy, hãy lưu ý xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý trong quá trình dưỡng thương để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng xuất hiện sẹo lồi, chẳng hạn như cơ địa hay di truyền. Người có cơ địa hình thành sẹo lồi hay trong gia đình từng có người bị sẹo lồi thì khi có vết thương hở, tỷ lệ sẹo phát triển thành sẹo lồi cũng cao hơn những người khác. Ngoài ra, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến sự hình thành sẹo. Những người trong độ tuổi từ 10 đến 30 có nguy cơ phát triển sẹo lồi cao hơn những người ngoài độ tuổi này.
Như đã đề cập, sau khi lành vết thương, tuy bệnh nhân có nguy cơ hình thành sẹo lồi nhưng vết sẹo hầu như không cao hơn quá nhiều so với bề mặt da. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó làm xuất hiện sự bất thường trong quá trình lành vết thương, khiến cho sự tăng sinh một cách đáng kể của các nguyên bào sợi sản sinh collagen. Điều này có thể khiến da dày lên và tấy đỏ bất thường, và sau đó sẽ hình thành sẹo bệnh lý.
Sẹo này có nguy cơ phát triển thành sẹo lồi ung thư cao hơn. Toàn bộ quá trình này có thể ngắn chỉ diễn ra trong vài tháng, hoặc dài có thể vài năm cho tới vài chục năm. Tuy nhiên tình trạng này là khá ít trường hợp gặp phải.
Để hạn chế tối thiểu nguy cơ phát triển sẹo lồi ung thư, cách tốt nhất là có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Bạn đọc nên tránh để cơ thể bị thương, xăm mình hay hạn chế thực hiện các phẫu thuật không cần thiết. Về cơ bản, sẹo lồi đều có thể phát triển sau bất kỳ xâm lấn nào gây ra vết thương trên da.
Nếu chẳng may bị thương, bạn nên lưu ý chăm sóc vết thương đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo lồi. Dưới đây là một số gợi ý:
Trên đây là bài viết của Nhà Thuốc Long Châu về nguyên nhân và cách phòng tránh sẹo lồi ung thư. Nhìn chung, sẹo lồi ung thư là một tình trạng bệnh khá hiếm và ít khi xảy ra, tuy nhiên đừng chủ quan. Nếu thấy vết sẹo của mình có những bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và hy vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ Nhà Thuốc Long Châu trong tương lai!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.