Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sickle cell disease là gì? Sickle cell disease (bệnh hồng cầu hình liềm) là một bệnh di truyền liên quan đến đột biến gen huyết sắc tố. Các đột biến gen này dẫn đến sự hình thành các tế bào hồng cầu có hình dạng không bình thường, gây ra nhiều biến chứng phức tạp và có nguy cơ tử vong cao. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh hồng cầu hình liềm như thế nào?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Sickle cell disease là gì và nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Đồng thời, xem xét các biện pháp giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh hồng cầu hình liềm qua bài viết này bạn nhé!
Sickle cell disease (bệnh hồng cầu hình liềm) là một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sự xuất hiện của hemoglobin S (HbS). Hemoglobin không bình thường làm cho các tế bào hồng cầu trở nên biến dạng như hình liềm khiến chúng cứng và dính hơn so với hồng cầu bình thường.
Nguyên nhân của bệnh hồng cầu hình liềm là do xảy ra đột biến trong gen sản sinh hemoglobin - một hợp chất giàu sắt và làm cho máu có màu đỏ. Hemoglobin là một thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm mang oxy từ phổi đến các cơ quan khác của cơ thể và đưa khí CO2 từ các cơ quan về phổi để được loại bỏ khỏi cơ thể.
Cơ chế gây ra bệnh hồng cầu hình liềm liên quan đến đột biến trong gen Beta globin, nơi axit glutamic ở vị trí thứ 6 thường được mã hóa bởi GAG, nhưng đột biến thay thế bằng GTG mã hóa cho axit amin Valin, làm biến đổi Hemoglobin A (dạng bình thường) thành Hemoglobin S trong bệnh hồng cầu hình liềm. Sự thay đổi này làm cho Hemoglobin mất khả năng vận chuyển và kết nối với oxy, tạo ra các sợi hình ống quánh đặc khiến hồng cầu biến dạng.
Bệnh hồng cầu hình liềm được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, có nghĩa là đứa trẻ bị mắc bệnh chỉ khi cả người mẹ và người cha truyền lại dạng khiếm khuyết của gen. Đứa trẻ đó vẫn sẽ có tế bào hình lưỡi liềm nếu chỉ một trong hai truyền gen tế bào hình liềm cho đứa trẻ. Trong trường hợp này sẽ có một gen huyết sắc tố bình thường và một gen khiếm khuyết đồng nghĩa với việc những người này không biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn mang gen bệnh, do đó có thể truyền gen này cho con cái của họ.
Triệu chứng của bệnh hồng cầu hình liềm mỗi người thường khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian, bao gồm:
Biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm (Sickle cell disease) có thể bao gồm:
Thăm khám bác sĩ huyết học hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có kiến thức về căn bệnh để phát hiện sớm và kiểm soát các biến chứng cấp tính. Các biện pháp phòng ngừa ban đầu có thể bao gồm sử dụng penicillin từ thời kỳ sơ sinh, tiêm chủng phòng ngừa thích hợp, truyền máu cho đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ.
Tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nhiễm trùng. Trẻ em bị hồng cầu hình liềm nên tiêm tất cả các loại vắc-xin được khuyến nghị cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh, bao gồm cả vắc-xin chống Streptococcus pneumoniae, cúm mùa, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae loại B và vi-rút viêm gan B. Khi cần thiết, điều trị dự phòng bằng kháng sinh cũng có thể được xem xét cho những người bị hồng cầu hình liềm khi tiếp xúc với những người bị bệnh này.
Ngoài ra còn có một số phương pháp phòng ngừa khác như:
Hy vọng rằng bạn đã có thông tin hữu ích để trả lời "Sickle cell disease là gì?". Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả, có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ cho những người mắc bệnh. Mặc dù còn nhiều thách thức trong việc điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, tuy nhiên nỗ lực nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị mới vẫn đang tiếp tục được thúc đẩy. Đồng thời, việc tăng cường giáo dục và nhận thức cộng đồng về bệnh này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, quản lý bệnh hồng cầu hình liềm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.