Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Siêu âm nhiều có tốt không? Những mốc thời gian siêu âm thai quan trọng

Ngày 08/07/2024
Kích thước chữ

Siêu âm là một kỹ thuật y khoa hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho việc theo dõi sức khỏe thai nhi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, nhiều mẹ bầu cũng lo lắng về việc siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Vậy, câu trả lời cho thắc mắc siêu âm nhiều có tốt không là gì?

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong thai kỳ, giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, việc siêu âm nhiều lần cũng khiến nhiều chị em lo lắng về ảnh hưởng tiềm ẩn cho thai nhi. Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc siêu âm nhiều có tốt không trong bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của siêu âm thai nhi

Siêu âm thai là một kỹ thuật y khoa hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, mang đến cho mẹ bầu bức tranh chi tiết về sự phát triển của bé yêu. Thông qua những đợt siêu âm định kỳ, mẹ có thể:

  • Nắm bắt vị trí và tốc độ phát triển của thai nhi: Siêu âm giúp xác định vị trí của thai nhi trong tử cung, theo dõi kích thước và cân nặng của bé theo từng giai đoạn, đảm bảo thai nhi phát triển đúng với độ tuổi thai.
  • Phát hiện sớm dị tật bẩm sinh: Siêu âm có khả năng phát hiện các dị tật bẩm sinh ở các bộ phận cơ thể thai nhi như mắt, mũi, miệng, tay, chân, đầu, tim, gan,... từ đó giúp bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bé.
  • Dự đoán giới tính thai nhi (nếu mong muốn): Đây là một niềm vui nho nhỏ mà siêu âm mang lại cho bố mẹ, giúp gia đình có thêm niềm háo hức trong hành trình chào đón con yêu.
  • Lên kế hoạch sinh nở: Siêu âm giúp dự kiến ngày sinh chính xác hơn, hỗ trợ bác sĩ lựa chọn phương pháp sinh phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi các vấn đề thai kỳ khác: Siêu âm có thể phát hiện mang thai ngoài tử cung, kiểm tra lượng nước ối, theo dõi tư thế thai nhi (đặc biệt sau 38 tuần), hỗ trợ theo dõi thai nhi khi thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như nội soi thai, chọc dò ối, mổ lấy thai,...
Tầm quan trọng của siêu âm thai nhi là gì? Siêu âm nhiều có tốt không? 1
Siêu âm giúp theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi

Nhờ những lợi ích to lớn này, việc siêu âm thai định kỳ là vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu an tâm hơn trong suốt thai kỳ và có những biện pháp cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy việc siêu âm nhiều có tốt không, theo dõi tiếp để có câu trả lời nhé!

Siêu âm nhiều có tốt không?

Siêu âm là điều cần thiết cho thai kỳ, và những lợi ích của việc siêu âm đối với thai kỳ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên việc sử dụng sóng âm có tần số cao xuyên qua bụng một cách thường xuyên thì điều đó có hại cho sức khỏe thai nhi không? Siêu âm nhiều có tốt không là một thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Siêu âm nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời giúp phát hiện những điều bất thường nếu có. Tuy nhiên việc lạm dụng siêu âm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

Trên thực tế, việc tiếp xúc với sóng siêu âm ở một mức độ vừa phải và hợp lý về mặt thời gian thì sẽ đảm bảo được an toàn cho mẹ và bé. Nhưng nếu bị lạm dụng, siêu âm với một tần suất dày đặc thì sẽ có khả năng tác động đến phôi thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tại Thụy Điển có một nghiên cứu cho thấy rằng, việc lạm dụng siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ, cân nặng của thai nhi.

Theo một nghiên cứu quy mô lớn tại Anh, việc thực hiện siêu âm màu từ hai lần trở lên có thể làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh ở trẻ sơ sinh. Siêu âm Doppler, sử dụng sóng âm có cường độ cao hơn để đo lưu lượng máu trong thai nhi, cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bé. Việc tiếp xúc với sóng âm Doppler có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ và bào thai, dẫn đến nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là về tim mạch và hệ thần kinh.

Những nghiên cứu khoa học được đề cập phía trên đã giúp cho mẹ bầu có thể trả lời được câu hỏi siêu âm nhiều có tốt không. Đáp án chính là siêu âm quá nhiều có thể gây ra những tác động không tốt cho thai nhi. Lưu ý rằng không nên thực hiệu siêu âm màu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần hiểu rằng nếu siêu âm thai ở tần suất hợp lý thường không gây ra tác động xấu. Thậm chí, siêu âm còn là phương pháp giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe thai. Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề siêu âm thai nhé!

Tầm quan trọng của siêu âm thai nhi là gì? Siêu âm nhiều có tốt không? 2
Siêu âm nhiều có tốt không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm

Những mốc thời gian siêu âm thai quan trọng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm thai theo mốc thời gian sau để theo dõi sức khỏe thai nhi một cách hiệu quả và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nếu có:

Tuần thai 12 - 14

Tuần thai 12 - 14 là một mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ, mang lại nhiều thông tin thiết yếu về sức khỏe thai nhi:

  • Xác định tuổi thai chính xác: Dựa vào kích thước đầu mông của thai nhi, bác sĩ có thể tính toán chính xác tuổi thai, từ đó dự kiến ngày sinh cho mẹ bầu.
  • Đánh giá số lượng thai: Siêu âm giúp xác định mẹ mang thai đơn thai hay đa thai.
  • Quan sát sự phát triển tổng thể của thai nhi: Bác sĩ có thể kiểm tra các yếu tố như kích thước thai nhi, nhịp tim thai, sự phát triển của các cơ quan nội tạng,...
  • Phát hiện sớm hội chứng Down: Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy của thai nhi - một dấu hiệu quan trọng để sàng lọc nguy cơ mắc hội chứng Down. Kết hợp với các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu mẹ, việc siêu âm ở tuần 12 - 14 giúp chẩn đoán sớm hội chứng Down với độ chính xác cao.
Tầm quan trọng của siêu âm thai nhi là gì? Siêu âm nhiều có tốt không? 3
Siêu âm có thể nhìn thấy thai nhi phát triển qua từng giai đoạn

Tuần thai 22 - 24

Tuần thai 22 - 24 là giai đoạn quan trọng để mẹ bầu thực hiện siêu âm thai nhằm đánh giá chi tiết sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh.

Nội dung siêu âm ở mốc này:

  • Kiểm tra bánh nhau: Bác sĩ sẽ đánh giá kích thước, vị trí, tình trạng của bánh nhau - cơ quan cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Qua đó phát hiện sớm các bất thường như nhau tiền đạo, nhau bong non,... ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Đánh giá lượng nước ối: Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tạo môi trường sống cho thai nhi. Siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra lượng nước ối, phát hiện tình trạng thiếu ối hoặc đa ối, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Sàng lọc dị tật bẩm sinh: Đây là mục tiêu quan trọng của siêu âm ở tuần 22 - 24. Bác sĩ sẽ quan sát chi tiết hình thái thai nhi, các cơ quan nội tạng, các chi, cấu trúc mặt để phát hiện các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, thiếu ngón tay/chân, dị dạng tim bẩm sinh,...

Tuần thai 32 - 34

Mốc thai nhi 32 - 34 tuần: Giai đoạn quan trọng để đánh giá tổng thể thai nhi và chuẩn bị cho sinh nở:

  • Đánh giá các cơ quan quan trọng: Siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết sự phát triển của não, tim, mạch máu thai nhi, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Theo dõi cân nặng, nước ối, nhau thai: Bác sĩ sẽ đo cân nặng thai nhi, lượng nước ối, đánh giá tình trạng bánh nhau để đảm bảo môi trường sống an toàn cho bé.
  • Xác định vị trí thai nhi: Siêu âm giúp biết bé nằm xuôi hay ngược, từ đó bác sĩ có thể tư vấn phương pháp sinh phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé.
  • Dự kiến ngày sinh: Dựa trên các kết quả siêu âm, bác sĩ có thể dự kiến ngày sinh chính xác hơn cho mẹ bầu.
Tầm quan trọng của siêu âm thai nhi là gì? Siêu âm nhiều có tốt không? 4
Siêu âm ở tuần thai 32 - 34, bác sĩ có thể dự kiến ngày sinh

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Siêu âm nhiều có tốt không?”. Siêu âm thai là một công cụ y tế hữu ích, mang lại nhiều lợi ích trong việc theo dõi sức khỏe thai nhi, hỗ trợ chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh và giúp bác sĩ đưa ra phương pháp sinh phù hợp. Tuy nhiên, việc lạm dụng siêu âm thai có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhất định cho thai nhi. Tốt nhất, thai phụ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa về số lần và tần suất siêu âm trong thai kỳ để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Mẹ bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin