Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang song thai là điều hạnh phúc đối với mẹ bầu và cả gia đình. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn chưa biết nhiều về những trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Để sinh đôi một cách an toàn, các bà mẹ phải hiểu đầy đủ về các trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Để hiểu thêm về vấn đề này hãy theo dõi tiếp thông tin được chia sẻ trong bài nhé.
Đặc điểm của các cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng là gì và làm thế nào để bạn phân biệt được hai trường hợp này? Bà bầu cần lưu ý những gì khi mang song thai? Mọi thứ đều được giải đáp trong bài viết sau nên đừng bỏ lỡ nhé.
Song sinh cùng trứng là trường hợp 1 trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng. Sau giai đoạn phân chia đầu tiên, chúng phân li thành 2 hợp tử phát triển độc lập thành 2 phôi thai làm tổ trong tử cung và phát triển thành 2 bào thai khác nhau dẫn đến mẹ bầu sinh đôi. Thông thường, tỷ lệ sinh đôi giống hệt nhau rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số các cặp sinh đôi. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống hệt nhau về vóc dáng và giới tính.
Sinh đôi khác trứng là trường hợp cùng lúc 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. Điều này dẫn đến việc 2 phôi thai song song phát triển trong tử cung và hình thành các cặp song sinh. Anh em sinh đôi có thể có giống một số đặc điểm nhưng hầu hết đều khác nhau về ngoại hình và giới tính.
Một số cặp song sinh cùng trứng là tách từ một phôi ban đầu thành hai cá thể riêng biệt, khiến chúng giống nhau về giới tính và ngoại hình. DNA của 2 anh em sinh đôi có thể giống nhau đến 100%. Trong một số trường hợp, các cặp song sinh nằm trong hai túi ối riêng biệt nhưng cả hai đều có cùng một nhau thai.
Các cặp song sinh khác trứng thường có sự khác biệt về khả năng di truyền. Các cặp song sinh này chỉ có cấu trúc ADN giống nhau 50%. Vì vậy, kết quả là các em bé sinh đôi nhưng ngoại hình và giới tính khác nhau.
Quá trình mang thai và sinh nở khi mang song thai có nguy cơ biến chứng cao hơn so với thai đơn bình thường. Vì vậy, nếu bạn mang thai đôi thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tuân thủ các mốc khám thai giúp các mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi ở những giai đoạn nhất định. Siêu âm kiểm tra thai mỗi 4-6 tuần/lần, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Phụ nữ mang thai nên đi khám và kiểm tra sức khỏe tổng thể nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc dấu hiệu bất thường khác. Mang thai đôi gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho thai phụ vì lúc này tử cung có hai thai đang phát triển nên cần được theo dõi cẩn thận để tránh rủi ro cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dinh dưỡng của người mẹ. Thông thường, phụ nữ mang song thai cần nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng đầy đủ cả hai thai nhi. Vì vậy, bà bầu mang song thai cần bổ sung dinh dưỡng gấp đôi để hỗ trợ sự phát triển của hai thai nhi đồng đều.
Mặc dù mang thai đôi nhưng mẹ cũng chỉ nên bổ sung vừa đủ, không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, phụ nữ mang thai đôi cũng cần bổ sung axit folic để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và tăng lượng canxi để thai nhi phát triển hệ xương. Mẹ cũng nên hạn chế các loại thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh và đồ uống chứa chất kích thích để không gây ảnh hưởng xấu đến cặp song sinh.
Điều quan trọng là đảm bảo rằng cơ thể mẹ bầu được cung cấp đủ nước khi mang thai. Nếu mẹ bầu bị thiếu nước sẽ dễ sinh non, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Ngoài ra, tình trạng táo bón thường xảy ra ở các mẹ bầu mang song thai, vì vậy hãy nhớ bổ sung đủ nước để ngăn ngừa tình trạng này. Bổ sung đầy đủ nước khi mang thai cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng do thay đổi hormone và đường tiết niệu.
Vì sinh đôi cùng một lúc nên các cặp song sinh dễ sinh non và nhẹ cân. Điều này khiến việc chăm sóc trẻ khó khăn hơn vì hệ thống cơ quan của trẻ có thể chưa phát triển đủ. Ngoài ra, trẻ sinh non và nhẹ cân cũng dễ gặp các vấn đề như thiểu năng trí tuệ, giảm thị lực và nghe kém.
Khi mang song thai, thai phụ có nguy cơ cao mắc tiền sản giật kèm theo các triệu chứng như huyết áp cao, sưng phù tứ chi, giảm thị lực, mệt mỏi và đau bụng. Ngoài ra, thai phụ dễ bị bầm tím, khó thở và nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
Thai nhi chậm phát triển là một hội chứng thường thấy ở các cặp song sinh vì nhau thai không thể hỗ trợ đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho hai bé cùng một lúc. Để chẩn đoán và theo dõi, bác sĩ thường siêu âm thai và đo chiều cao tử cung để đưa ra phương án chăm sóc tốt nhất.
Nếu mang song thai, mẹ bầu cũng rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì vậy, cần kiểm soát lượng đường trong máu bằng một chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất hợp lý. Trong một số trường hợp, cần phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc.
Song thai chỉ có sinh thường nếu em bé đầu tiên ở gần cổ tử cung, nghiêng và cúi đầu xuống. Tuy nhiên, nếu em bé đầu tiên không quay đầu và nằm sát cổ tử cung có thể phải mổ lấy thai. Cũng có trường hợp bé đầu tiên sinh tự nhiên nhưng bé thứ hai phải sinh mổ.
Đây là một biến chứng hiếm gặp của song thai và rất nguy hiểm. Trường hợp này thường gặp ở các cặp song sinh giống hệt nhau. Máu của thai nhi này chảy sang thai khác qua nhau thai. Hiện tượng này khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu máu, mất nước và kém phát triển.
Những thông tin trên đây đã giúp các bà mẹ hiểu thêm về đặc điểm của các cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng và ăn uống đầy đủ để đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh. Tham khảo thêm các kinh nghiệm mang thai đôi để chăm sóc thai kỳ tốt nhất nhé.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.