Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sinh mổ lần 2 liệu có nguy hiểm không? Những lưu ý sản phụ nên biết

Ngày 19/03/2023
Kích thước chữ

Khi sinh mổ lần 2, nguy cơ tử vong của mẹ và trẻ sơ sinh thường liên quan đến vấn đề gây mê, băng huyết, nhiễm khuẩn nặng và tắc mạch nước ối. Chính vì vậy nhiều mẹ sinh mổ lần 2 lo lắng và thắc mắc khi nào nên đến bệnh viện mổ đẻ? Nên phẫu thuật vào tuần thứ mấy thì an toàn?

Sinh con là thiên chức cao quý của người mẹ, được cảm nhận sự phát triển của con từ khi ở trong bụng đến khi chào đời là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Nhưng sinh mổ lần 2 lại tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ đến sức khỏe của mẹ và bé. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những vấn đề xung quanh lần mổ này nhé!

Lựa chọn thời điểm để sinh mổ lần 2 an toàn

Theo nghiên cứu của chuyên gia, vết sẹo mổ trên bụng có thể dễ dàng rách ra trong lần sinh nở tiếp theo. Do đó, nếu người mẹ muốn sinh mổ lần thứ hai, người mẹ phải đợi một khoảng thời gian đủ để cho vết sẹo lành hẳn.

Các bác sĩ thường khuyến cáo nên sinh mổ lần 2 sau lần mổ đầu tiên khoảng 2 năm. Khoảng thời gian này đủ dài để giúp vết mổ của người mẹ hồi phục hoàn toàn, để người mẹ có thể hồi phục lại sức khỏe sau lần mổ đầu tiên và 2 năm cũng là thời điểm tốt nhất để bé đầu tiên đủ trưởng thành.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh quá ngắn, khả năng cao là vết sẹo mổ đẻ lần đầu của mẹ sẽ bị bục ra, vì lúc này vết sẹo vẫn chưa lành hẳn. Nếu khoảng cách giữa lần sinh mổ đầu tiên và lần sinh mổ thứ hai dưới 18 tháng thì khả năng sẹo bục sẽ cao gấp 3 lần so với sinh mổ sau 18 tháng.

Đồng thời, khi khoảng cách giữa sinh mổ lần 2 và lần 1 quá ngắn sẽ dễ dẫn đến các biến chứng thai kỳ như nhau tiền đạo, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau khi sinh.

Sinh mổ lần 2 liệu có nguy hiểm không? Những lưu ý sản phụ nên biết 1Người phụ nữ muốn sinh mổ lần 2 cần phải đợi một thời gian đủ lâu để vết mổ cũ lành hoàn toàn

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Đau trong sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể tương tự hoặc khác so với lần sinh mổ đầu tiên. Đầu tiên, sản phụ sẽ được gây tê bằng phương pháp gây tê tủy sống để không cảm thấy đau, việc này sẽ hiệu quả trong vài giờ đồng hồ.

Mỗi phụ nữ sẽ trải qua các cơn đau khác nhau sau khi thuốc tê hết tác dụng. Nếu sản phụ đau và khó chịu, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc để giảm đau cho sản phụ. Để quá trình sinh mổ lần 2 diễn ra dễ dàng hơn, các mẹ vẫn cần bình tĩnh, chuẩn bị sẵn tâm lý, không nên quá lo lắng.

Sinh mổ lần 2 liệu có nguy hiểm không? Những lưu ý sản phụ nên biết 2Sinh mổ lần 2 có đau không

Những bất thường lưu ý cho sản phụ sinh mổ lần 2 nhập viện

Sau khi sinh mổ lần 2, nếu mẹ thấy có dấu hiệu bất thường thì nên nhập viện ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ mang thai bị chảy máu âm đạo bất cứ lúc nào trong thai kỳ cần được can thiệp y tế kịp thời. 15 - 25% phụ nữ mang thai có dấu hiệu ra máu âm đạo trong 3 tháng đầu, đây là hiện tượng phổ biến và có thể là dấu hiệu dọa sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Chảy máu âm đạo vào cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của nhau thai bất thường hoặc sinh non. Máu chảy càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng càng nặng.
  • Dịch ối tiết ra bất thường: Dịch tiết âm đạo của bà bầu ra nhiều hơn bình thường, lượng nhiều hoặc liên tục, có mùi tanh nồng, hơi dính có thể là dấu hiệu rỉ ối hay vỡ ối sớm. Các trường hợp này đều có nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt là rỉ ối, ối vỡ non trên 6 tiếng có nguy cơ gây nhiễm trùng cho cả thai nhi và mẹ.
  • Đau bất thường ở tử cung và bụng dưới: Khi mang thai, bà bầu luôn cảm thấy nặng nề ở vùng bụng dưới và lưng. Khi thai nhi lớn dần lên, các cơn co thắt dạ con đôi khi xảy ra, việc đau ở tử cung và vùng bụng dưới được coi là điều dễ hiểu, đặc biệt là khi gần đến ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu đột ngột xuất hiện những cơn đau dữ dội trong thai kỳ thì chị em cần đến bệnh viện để theo dõi, bởi đây có thể là dấu hiệu bất thường ở tử cung. Nếu các cơn co tử cung diễn ra theo chu kỳ, liên tục và không biến mất sau khi nghỉ ngơi khoảng 1 giờ khi thai dưới 37 tuần tuổi thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, tránh đẻ non.
  • Dấu hiệu thai nhi chuyển động bất thường: Thông thường, cử động của thai nhi có thể được cảm nhận rõ ràng vào khoảng 16 tuần đối với lần mang thai thứ hai và 22 tuần đối với lần mang thai đầu tiên. Chuyển động của em bé trong bụng mẹ là dấu hiệu cho thấy thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Từ tuần thứ 28 của thai kỳ, các mẹ hãy chọn một thời điểm trong ngày để đếm số cử động của thai nhi trong 1 giờ và ghi vào biểu đồ cùng với thời gian để có được 10 cử động của thai nhi. Tránh các chu kỳ giấc ngủ của thai nhi để việc theo dõi được chính xác. Nguy cơ cao nhất do giảm chuyển động của thai nhi thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu số lần cử động của thai nhi trong vòng 2 giờ dưới 10 lần là dấu hiệu nguy hiểm và cần đến bệnh viện để theo dõi ngay.
  • Phụ nữ mang thai có thể có những bất thường khác: Nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu bất thường đột ngột như sốt cao trên 38°C, khó thở, ngất xỉu, nhức đầu dữ dội, đau tức ngực, giảm thị lực, nôn ói, co giật,… cần đến bệnh viện kịp thời để được cấp cứu kịp thời và điều trị sớm. Hãy lập tức gọi xe cấp cứu để đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Sinh mổ lần 2 liệu có nguy hiểm không? Những lưu ý sản phụ nên biết 3Hãy chú ý đến tất cả các thay đổi bất thường trong thai kỳ để có hướng xử trí kịp thời

Sản phụ cần chuẩn bị gì cho sinh mổ lần 2

Nếu có ý định mang thai lần 2 sớm hơn lần đầu 24 tháng thì thai phụ phải đi khám ngay để bác sĩ xác định cơ thể có đủ sức khỏe để thụ thai hay không.

  • Theo dõi tình trạng vết mổ cũ: Khác với lần đầu, siêu âm thai lần 2 không chỉ để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra sức khỏe cũng như vết mổ cũ của người mẹ. Khi đi khám, thai phụ cần cung cấp đầy đủ các thông tin về lần sinh đầu tiên như: Thời gian mổ, thời gian hồi phục, lý do sinh mổ, biến chứng sau sinh nếu có,… cho bác sĩ sản khoa.
  • Cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường: Tuy rất hiếm xảy ra nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt ở lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, có thể tước đi tính mạng của mẹ. Chính vì vậy, bà bầu cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra vết mổ cũ, trong trường hợp xuất hiện những cơn đau với màu sắc bất thường thì phải đến gặp bác sĩ ngay.
Sinh mổ lần 2 liệu có nguy hiểm không? Những lưu ý sản phụ nên biết 4Gia đình là yếu tố quan trọng để sản phụ an tâm trong sinh mổ lần 2

Mong rằng những thông tin liên quan đến sinh mổ lần 2 được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát nhất. Hãy luôn quan tâm đến những thay đổi trong cơ thể của mẹ bầu và đừng quên cập nhật thêm những kiến thức y khoa cần thiết tại Nhà thuốc Long Châu nữa nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hongngochospital.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.