Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sơ cứu bong gân ngón tay như thế nào mới đúng?

Ngày 06/03/2022
Kích thước chữ

Bạn có thể bị bong gân ngón tay trong quá trình làm việc, sinh hoạt hay chơi thể thao. Vậy nên việc sơ cứu bong gân ngón tay đúng cách là điều mà ai cũng nên biết. Bởi vì đối với bất kỳ chấn thương nào thì việc sơ cứu luôn đóng vai trò đối với quá trình điều trị sau này.

Tình trạng bong gân ngón tay làm cho người bệnh đau đớn, sưng tấy và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Chấn thương này có thể gặp phải trong khi chơi thể thao hay trong các hoạt động thường ngày. Vì vậy, bạn phải biết cách sơ cứu bong gân ngón tay. Bởi vì đối với bất kỳ chấn thương nào thì quá trình sơ cứu luôn đóng vai trò rất quan trọng.

Tại sao bạn bị bong gân ngón tay?

Bong gân ngón tay là tình trạng các mô mềm như dây chằng trong các ngón tay bị kéo căng hoặc rách một phần hay toàn phần. Các mô mềm này đóng vai trò kết nối các xương ở ngón tay và hỗ trợ các khớp ngón tay hoạt động linh hoạt. 

Đa số các trường hợp bong gân ngón tay đều xảy ra do chấn thương khiến ngón tay bị bẻ cong về phía sau hoặc sai hướng so với bình thường. Chấn thương này thường xảy ra ở một số môn thể thao như bóng rổ hay bóng chuyền.

Ngoài ra, té ngã hoặc dùng tay để chống đỡ cơ thể khi bị ngã cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bong gân ngón tay. Đặc biệt là đối với những đối tượng có dây chằng yếu thì có nguy cơ cao gặp chấn thương này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bong gân ngón tay như do chơi thể thao hay do té ngã Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bong gân ngón tay như do chơi thể thao hay do té ngã

Bên cạnh những chấn thương thì còn có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bong gân ngón tay, gồm:

  • Thiếu vận động khiến các cơ trở nên yếu đi, tăng nguy cơ bong gân.
  • Không khởi động hay khởi động chưa kỹ, chưa đúng cách sẽ gây áp lực lên các khớp, cơ và dây chằng.
  • Điều kiện tập luyện không tốt như mặt sàn trơn, ma sát kém hay giày tập không đúng chuẩn có thể làm tăng nguy cơ té ngã và dẫn đến bong gân.
  • Vận động, tập luyện khi cơ thể mệt mỏi sẽ gây áp lực lên các khớp, cũng như làm cơ và dây chằng căng quá mức gây nên bong gân ngón tay. 

Hầu hết các trường hợp bong gân ngón tay thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà bong gân ngón tay. Tuy nhiên, để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả thì khâu sơ cứu bong gân ngón tay sau chấn thương cần phải thực hiện tốt. 

4 bước sơ cứu bong gân ngón tay

Theo các chuyên gia y tế, khâu sơ cứu bong gân ngón tay ban đầu rất quan trọng với người bị chấn thương. Sơ cứu kịp thời, đúng cách giúp giảm rủi ro, không làm chấn thương nặng thêm và thuận lợi cho việc điều trị tiếp theo.

Khi gặp chấn thương, bạn nên thực hiện 4 bước sơ cứu bong gân ngón tay sau:

Bước 1: Nghỉ ngơi

Người bệnh cần hạn chế cử động ngón tay bị thương để giảm đau. Có thể dùng thêm nẹp để cố định ngón tay, giúp vùng tổn thương được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Nếu ngón tay bị thương có tình trạng biến dạng, cong vẹo thì người bệnh không được cố gắng bẻ, nắn hay chỉnh sửa nơi bị đau để đưa về vị trí bình thường. Người bệnh cũng không nên cử động ngón tay lặp đi lặp lại vì sẽ gây đau đớn và làm tổn thương nặng hơn.

Bước 2: Chườm đá

Để giảm cơn đau và tình trạng sưng phù, người bệnh nên dùng thuốc xịt giảm đau và túi chườm lạnh nhanh. Bạn nên dùng khăn mỏng bọc đá lại hoặc túi chườm chuyên dụng để tránh tình trạng bỏng lạnh. Hãy chườm khoảng 3 lần trong 24 giờ đầu, mỗi lần từ 20-30 phút. 

Lưu ý, không được thoa dầu nóng hoặc dùng bất cứ phương pháp nào có nhiệt độ cao trong 24 giờ đầu vì có thể làm sưng, bầm nhiều hơn. 

Bước 3: Băng ép

Băng ép sẽ giúp giảm sưng nề và giúp tổn thương mau chóng hồi phục Băng ép sẽ giúp giảm sưng nề và giúp tổn thương mau chóng hồi phục

Bạn nên dùng băng thun quấn nhẹ và đều tay khu vực bị tổn thương. Việc này sẽ giúp giảm sưng nề và giúp tổn thương mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, không được băng quá chặt tay vì sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn phía sau nơi băng ép.

Hãy luôn theo dõi, kiểm tra các đầu ngón tay xem có bị tím hay tê bì không. Nếu có thì băng thun cần phải nới lỏng ra một chút.

Bước 4: Kê cao

Bước cuối cùng trong các bước sơ cứu bong gân ngón tay là đặt tay bị tổn thương cao hơn tim. Mục đích của việc này là để tăng lượng máu tĩnh mạch dồn về hệ tuần hoàn và giảm sưng nề. 

Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn thì người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để điều trị Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn thì người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để điều trị

Bên cạnh việc thực hiện sơ cứu bong gân ngón tay, người bệnh có thể xoa dịu cơn đau và chống viêm bằng các uống thuốc giảm đau không chứa steroid. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dùng đúng liều lượng được chỉ định, không được lạm dụng thuốc vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm dạ dày, xơ gan,...

Đa số các chấn thương bong gân ngón tay đều không nghiêm trọng. Nhưng người bệnh cần phải luôn theo dõi tình trạng chấn thương. Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn thì người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để điều trị. 

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn biết cách sơ cứu bong gân ngón tay khi gặp chấn thương. Và không chỉ với chấn thương bong gân, 4 bước sơ cứu trên còn có thể áp dụng cho các tình trạng khác như trật khớp hay bong gân ở các vị trí khác trên cơ thể.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin