Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời gian cấp cứu đột quỵ lý tưởng là 3 giờ đầu tiên tính từ khi khởi phát. Sơ cứu đột quỵ đúng cách, tận dụng thời gian vàng có thể tăng khả năng cứu sống người bệnh và giảm di chứng do tổn thương não.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm gây ra những di chứng nặng nề suốt cuộc đời, thậm chí cướp đi mạng sống của người bệnh chỉ trong chớp mắt. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Bởi thời gian đột quỵ càng kéo dài thì số lượng tế bào não bị tổn thương càng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy, vận động, hoặc tử vong.
Theo thống kê, hầu hết những người may mắn sống sót sau đột quỵ đều phải chịu những di chứng lâu dài như sức khỏe suy yếu, tê liệt chi, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc… Và có đến 70% người bị đột quỵ không thể lấy lại cuộc sống ban đầu.
Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian chính là yếu tố quyết định sự sống và tương lai của người bệnh. Do đó, việc nắm được cách sơ cứu đột quỵ chuẩn là vô cùng quan trọng.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm là cơn thiếu máu não thoáng qua, xảy ra do sự tạm ngừng cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn. Các triệu chứng này thường diễn ra nhanh chóng trong vài phút đến vài giờ nên thường bị bỏ sót. Theo đó, một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm theo quy tắc BEFAST gồm:
Đặc biệt, các triệu chứng này thường xảy ra ở một bên của cơ thể. Nhiều trường hợp xuất hiện dấu hiệu nhẹ, cơ thể hồi phục sau 24 giờ nên người bệnh thường nhầm lẫn và chủ quan cho rằng đó là biểu hiện của bệnh lý khác.
Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ nhưng đến bệnh viện cấp cứu rất muộn do đó bỏ lỡ thời gian vàng, hơn nữa cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà cũng không đúng kỹ thuật dẫn đến ảnh hưởng tính mạng của người bệnh.
Do đó, ngay khi phát hiện người có những dấu hiệu đột quỵ, hãy lập tức thực hiện theo những cách sơ cứu người bị đột quỵ sau đây:
Thời điểm cấp cứu đột quỵ lý tưởng là 3 - 6 giờ đầu, tuy nhiên, điều trị càng sớm càng tốt bởi mỗi phút trôi qua có thể làm chết 2 triệu tế bào não. Đặc biệt, nếu bỏ qua thời gian vàng sơ cứu đột quỵ, người bệnh không được tái thông mạch máu não lớn sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế rất cao.
Cấp cứu sớm chính là chìa khóa giúp giảm bớt di chứng và tăng khả năng sống sót của người bệnh. Ngược lại, sơ cứu đột quỵ sai cách có thể khiến người bệnh đến gần hơn với “cửa tử”. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi sơ cứu người bị đột quỵ:
Đây là sai lầm hay gặp khi người nhà chủ quan vì cho rằng các dấu hiệu nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi nên không đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp người bệnh bị đột quỵ do xuất huyết não thì đưa mức huyết áp xuống ngưỡng an toàn là rất cần thiết. Ngược lại, nếu đột quỵ do nhồi máu não mà hạ huyết áp đột ngột quá mức sẽ làm giảm lượng máu lên não, làm cho đột quỵ càng nặng hơn.
Do đó, việc tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp mà không có sự giám sát y tế sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó cứu vãn.
Các dấu hiệu đột quỵ thường bị nhầm lẫn với trúng gió, vì thế rất nhiều người đã áp dụng các phương pháp dân gian như cạo gió, chích máu đầu ngón tay. Nhưng đây đều là những cách sơ cứu đột quỵ sai lầm.
Nhiều trường hợp người bệnh đột quỵ ở một mình, xuất hiện các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến vận động nên đã tự mình lái xe đi đến bệnh viện. Theo bác sĩ, dây là một hành động sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi người bị đột quỵ tuy vẫn có thể đi lại nhưng các phản xạ đã giảm, các chi suy yếu, thị lực giảm nếu tự điều khiển phương tiện giao thông có thể gây ra tai nạn.
Ngoài ra, trong thời gian chờ xe cấp cứu, người bệnh cần nằm yên ở vị trí an toàn, không di chuyển hay vận động đề phòng ngã.
Mặc dù phát hiện và sơ cứu đột quỵ kịp thời có thể giảm di chứng và tỷ lệ tử vong nhưng hầu hết người bệnh vẫn gặp nhiều vấn đề sức khỏe sau đột quỵ. Vì thế, duy trì thói quen sống và ăn uống lành mạnh, tránh xa thói quen xấu, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ… chính là cách tốt nhất để căn bệnh chết người này không ghé thăm.
Ly Ly
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.